Tôi là một công dân, bị thương trong khi ngăn chặn 1 vụ cướp giật. Tôi có được xem xét xác nhận là thương binh hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Hoàng Cầm, Tp. HCM (email: hoangca***)
Tôi là một công dân, bị thương trong khi ngăn chặn 1 vụ cướp giật. Tôi có được xem xét xác nhận là thương binh hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Hoàng Cầm, Tp. HCM (email: hoangca***)
Thương bình có được miễn phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện không? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Tùng, đang sinh sống tại Long An, tôi có một thắc mắc mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Tôi có nghe nói nhà nước sẽ hộ trợ ngân sách cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện, không biết trường hợp của tôi là thương binh tham gia kháng chiến thì có được miễn chi phí điều trị hay không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Trần Văn Tùng_Long An)
Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập, tôi là Sang, tôi có một thắc mắc mong nhận được giải đáp của Ban biên tập. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gì trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Sang_Đồng Tháp)
Trách nhiệm điều tra vụ tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Vừa qua trong lúc làm việc tại công trình nhóm chúng tôi có người không cẩn thận nên xảy ra tai nạn. Sau đó, chúng tôi đã báo cáo sự việc đến quản lý nhưng tới nay vị trí nguy hiểm đó tại công trình vẫn chưa được khắc phục. Ban biên tập có thể giúp tôi tư vấn về trách nhiệm của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Xin cám ơn Ban biên tập!
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Như Ngọc. Tôi có thắc mắc về việc quản lý an toàn, vệ sinh lao động mong được Ban biên tập tư vấn. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định thế nào? Văn bản nào điều chỉnh việc này? Xin cám ơn Ban biên tập!
Chào Luật sư. Tôi có một việc muốn hỏi như sau. Tôi trình bày khá dài, mong các luật sư bớt chút thời gian tìm hiểu và tư vấn giúp gia đình tôi. Bố tôi là thương binh, có được phân một mảnh đất theo chế độ tại xã Vân Hà Đông Anh. Hồi đó do hoàn cảnh khó khăn nên bố tôi không đủ tiền để đóng vào khoản phí nhận quyền sử dụng mảnh đất đó. Do vậy bố tôi định bán mảnh đất ông bà để lại để lấy tiền lấy xuất đất được phần. Nhưng ông bác (Là anh trai bố tôi) nói để ông ấy bỏ tiền ra nhận đất, bố tôi đồng ý nhượng lại cho ông ấy mảnh đất do ông bà cho. Tuy nhiên sau đó vì chưa có nhu cầu, vì có nhà tập thể do công ty phân. Nên để cho các anh con nhà bác sử dụng buôn bán và ở. Trong suốt thời gian đó bố tôi vẫn đóng thuế đất theo quy định PL. Nhưng sau đó do có mâu thuẫn giữa gia đình tôi và gia đình bác trai, ông ấy đòi bố tôi phải chia đất cho ông ấy trên xuất đất chế độ này. Diện tích mặt đường khi mới được phân là 10m, trong quá trình ở ông bác tôi có lấn sang bên cạnh 03m mặt đường. Tổng cộng là 13m. Khi chia, bố tôi chia cho ông ấy 07m, nhà tôi 06m. Và việc chia đất này đã được chính quyền xã giải quyết, có giấy tờ ghi rõ diện tích sử dụng 2 bên. Sau đó gia đình tôi cũng chưa có nhu cầu sử dụng. Bố tôi để cho các anh con nhà bác gai (chị gái bố tôi ở) và có đổi đất cho anh này với tỷ lệ 1-3. Vì đất của anh này trong ngõ. Khi anh này có nhu cầu xây nhà. Thì bên ông bác trai ko cho xây, bắt bố tôi phải cắt cho ông ấy 01m. Ông ấy nói rằng vì ban đầu đất chỉ có 10m mặt đường, còn 03m kia là do ông ấy lấn sang nên mới có. Vì vậy bố tôi chỉ được 05m, còn ông ấy phải được 08m. Bố tôi không đồng ý vì cũng đã nhượng bộ ông ấy quá nhiều. Khi anh con nhà bác gái xây lên thì gia đình ông ấy sang đập, ko cho xây. Chính vì vậy bố tôi có nhờ luật sư đưa ra toà kiện để giành quyền sử dụng trên 01m đất kia và có văn bản quyết định ông bác tôi ko được can thiệp khi xây nhà. Nhưng sau 03 năm Luật sư cũng ko làm được việc đó, gia đình tôi đã rút lại hồ sơ và đồng ý thương lượng cho ông Bác 01m đất kia. Nhưng vẫn chưa xong, Bây giờ ông ấy lại đòi lấy 13m mặt đường kia chia 3, và nhà ông ấy phải được 2 phần còn nhà tôi chỉ được 1 phần. Vì ông ấy biết nhà tôi đang yếu thế, phải xuống nước nên càng lấn tới. Điều đó khiến gia đình tôi vô cùng bức xúc. Đất là chế độ của bố tôi, vậy mà giờ đây để không, đến quyền sử dụng cũng ko có. Ông ấy cho rằng vì bố tôi ko có con trai nên tất cả đất của bố tôi ở quê phải để lại cho con trai nhà ông ấy hết. Một suy nghĩ quá là phi lý và buồn cười. Vì vậy giờ gia đinh Tôi không muốn thỏa hiệp với ông ấy nữa, vì mục đích cuối cùng của ông ấy là muốn lấy toàn bộ số đất đó, nếu tiếp tục nhượng bộ thì ko biết ông ấy còn muốn ntn. Tôi muốn tham khảo ý kiến của các luật sư. Việc gia đình tôi đưa việc trên ra Toà có được xử lý ko. Vì hiện tại đất đó chưa có sổ đỏ. Nếu không thì có cách nào để giải quyết việc này một cách hiệu quả nhất. Mong các luật sư tư vấn giúp tôi. Mong sớm nhận được phản hồi của các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bố của bà Đỗ Minh Thư (Sóc Trăng) là thương binh hạng 2/4, suy giảm khả năng lao động 71%, thường xuyên bị đau đầu, mắt mờ, bác sĩ chẩn đoán do vết thương tái phát. Bà Thư hỏi, nếu bố của bà chết tại nhà thì có được công nhận là liệt sĩ không?
Bố tôi là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đồng thời cũng là thương binh. Xin luật sư cho biết, bố tôi được hưởng chế độ như thế nào? Pháp luật quy định tổ chức nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ?
Bà Trương Thị Hồng sinh năm 1953, là cựu thanh niên xung phong (TNXP) thuộc Hội TNXP xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Bà Hồng cùng đồng đội đã từng có thời gian phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Bà Hồng được biết đã có hướng dẫn về việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Hồng, trong thực tế, khi làm hồ sơ để xét duyệt, bà Hồng và một số đồng đội vẫn bị yêu cầu phải có giấy xác nhận thương tật bản gốc, trong khi bà Hồng và một số đồng đội không còn giấy chứng thương và giấy tờ điều trị trong thời kỳ đó. Bà Hồng hỏi, bà cần có giấy tờ gì thay thế để làm thủ tục hưởng chế độ thương binh?
Bà Lê Hồng Nguyên (Hưng Yên) có bố đẻ là thương binh hạng 3/8, chết năm 1986. Từ khi bố bà bị thương cho đến lúc chết, cũng như đến khi bà Nguyên đủ 18 tuổi, gia đình bà vẫn nhận được đầy đủ chế độ, nhưng từ năm 2011 đến nay gia đình không nhận được sự quan tâm, thăm hỏi của chính quyền địa phương nữa. Vậy, theo quy định gia đình bà có được hưởng quyền lợi gì nữa không?
Ông Lê Thanh Lại là thương binh hạng ¼, mất sức lao động 82%, có vết thương đặc biệt và đang hưởng tiền trợ cấp hàng tháng là 6.031.000 đồng (bao gồm cả trợ cấp cho người phục vụ). Hiện ông Lại đang an dưỡng tại gia đình ở thôn Diên Lộc, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1973 đến năm 1977 ông Lại bị thương nặng, được đưa về an dưỡng tại Quân khu Tả Ngạn. Đến năm 1978, ông an dưỡng ở Chí Linh, Hải Dương. Năm 1982 do điều kiện, hoàn cảnh gia đình, ông Lại làm đơn xin về an dưỡng tại gia đình, vợ ông là người phục vụ thương binh nặng và chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu hiện hành, ngoài ra không có bất cứ chế độ gì khác kể cả các ngày lễ, Tết. Khi tham gia khám, chữa bệnh BHYT ở các cơ sở y tế chỉ được thanh toán 80%, còn 20% phải do gia đình tự chi trả. Ông Lại hỏi, việc thực hiện các chế độ đối với vợ ông như vậy có đúng quy định không? Những người phục vụ thương binh nặng tại nhà như vợ ông có được hưởng chế độ hưu trí không? Sau khi người thương binh nặng qua đời thì người phục vụ thương binh nặng tại nhà sẽ được hưởng những chế độ gì? Hàng năm gia đình ông được chi trả số tiền điều dưỡng là 1.100.000 đồng/năm, như vậy có đúng không? Ông Lại cũng có một số đề nghị mong được xem xét để đời sống của những người thương binh nặng về an dưỡng tại gia đình như ông giảm bớt được những khó khăn: - Người thương binh nặng và người phục vụ thương binh nặng dù ở trại an dưỡng hay ở nhà thì đều được hưởng các chế độ như nhau. - Người thương binh nặng và người phục vụ thương binh nặng hàng năm đều được cấp BHYT miễn phí và khi tham gia khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế được thanh toán 100%. - Người thương binh nặng có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ tiền sửa chữa nhà ở và được miễn tiền thuế đất ở hàng năm. - Có chế độ cụ thể cho người phục vụ thương binh nặng tại nhà khi đến tuổi về hưu hoặc khi người thương binh nặng qua đời.
Bố tôi đang được hưởng lương thương binh hạng 4/4 năm 2013 bố tôi bị bắt tạm giam và bị ngừng chi trả nhưng không có thông báo của sở lao động thương binh vag xã hội đến năm 2015 bố tôi được thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú vậy cho tôi hỏi với thay đổi biện pháp như trên bố tôi có được hưởng lại chế độ thương binh không tôi có đi hỏi sở lao động thương binh và xã hội họ bảo bố tôi đang bị tạm giam tại nhà và họ đưa cho thông báo tạm ngừng chi trả như vậy là đúng hay sai xin quý báo trả lời tôi xin chân thành cảm ơn.
Năm 1972, Tôi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam bị thương, đến tháng 9 năm 2013 được xác nhận là thương binh, tỷ lệ mất sức lao động do thương tật 35%. Vậy Tôi được hưởng chế độ thương binh từ thời điểm nào?
Chồng tôi là thương binh hạng 2/4, đồng thời là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, sau khi chồng tôi mất, tôi chỉ được hưởng 01 suất trợ cấp tiền tuất hàng tháng của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 mà không được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất của thương binh hạng 2/4 từ trần. Vậy có đúng không?
Năm 1972, tôi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam bị thương, đến tháng 1 năm 2013 mới được xác nhận là thương binh. Tôi có được hưởng chế độ từ khi bị thương không?
Bố tôi là thương binh hạng 2/4, chết tháng 11/ 2012. Năm 23 tuổi, tôi bị khuyết tật nặng. Vậy, tôi có được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ khi bố tôi chết không?