Bà Nguyễn Thị Quý là giáo viên cơ sở giáo dục công lập, tham gia BHXH từ tháng 9/1983 đến nay. Tháng 9/2015 bà đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Bà Quý hỏi, trường hợp của bà được tính lương hưu theo bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối hay của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu?
Tôi là nhân viên bảo vệ của một trường tiểu học công lập. Tháng 4/2016, tôi nghỉ hưu. Tuy nhiên tôi mới đóng bảo hiểm xã hội được hơn 17 năm. Vậy tôi có được tiếp tục đóng BHXH để được hưởng chế độ hưu trí hay không và hình thức đóng như thế nào? – Nguyên Kim Khôi (huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Ông Hoàng Văn Trọng (tỉnh Đồng Nai) tham gia quân đội và đóng BHXH từ năm 1972, sau đó chuyển ngành về làm việc tại trường THPT Xuân Lộc. Tháng 7/2000, ông Trọng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Hồng Bàng.
Ngày 1/6/2014, ông nhận quyết định nghỉ chế độ hưu, khi giải quyết chế độ hưu trí, BHXH tỉnh Đồng Nai cho rằng, ông Trọng công tác tại trường ngoài công lập nên không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề và phải quy từ mức lương hệ số thành mức lương tiền đồng để ghi vào Sổ BHXH.
Ông Trọng hỏi, hiện có văn bản nào quy định người lao động khi hưởng mức lương theo hệ số thì phải chuyển qua mức lương tiền đồng để đóng BHXH không? BHXH tỉnh Đồng Nai không cộng phụ cấp thâm niên nghề để tính chế độ hưu trí cho ông có đúng quy định không?
Tôi là giảng viên đã về hưu. Nếu tôi sang định cư ở nước ngoài thì tôi có được ủy quyền cho người thân nhận lương hưu hàng tháng hay không? – Nguyễn Văn Ngọc – TP Hà Nội (nguyenngoc***@gmail.com).
Bố tôi năm nay 54 tuổi, là giáo viên trường THPT công lập. Tháng 1/2016, bố tôi bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, gãy chân, gãy tay và phải cắt bỏ một ngón tay.
Hiện mới xuất viện nhưng chưa ổn định sức khỏe. Xin hỏi, với tình trạng sức khỏe của bố tôi như vậy thì có được nghỉ việc hưởng lương hưu hay không? – Nguyễn Xuân Luận – TP Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Sen (tỉnh Nam Định) sinh năm 1958, trước đây là giáo viên trường Mầm non Nghĩa Tân (Nghĩa Hưng, Nam Định).
Bà Sen có 20 năm tham gia BHXH, trong đó có 18 năm 4 tháng tham gia BHXH bắt buộc, hưởng chế độ hưu trí từ ngày 1/1/2015.
Vừa qua, BHXH tỉnh Nam Định đã tính chế độ hưởng lương hưu hàng tháng đối với trường hợp của bà Sen như sau: Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu là 646.016 đồng/tháng, tỷ lệ tính lương hưu là 60%, mức hưởng là 387.609 đồng/tháng.
Bà Sen muốn được biết, BHXH tỉnh Nam Định tính hưởng chế độ hưu trường hợp của bà như vậy có đúng quy định?
Bà B tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật và chết khi đã được hưởng lương hưu được 3 năm. Vậy trong trường hợp này thân nhân của bà B có được hưởng trợ cấp Tuất một lần hay không?
Bố tôi là giáo viên về hưu từ năm 2012. Nay tôi muốn chuyển lương hưu của bố tôi về nơi cư trú thì phải làm gì? Xin được hỏi, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định như thế nào? - Nguyễn Thúy Vinh (thuyvinh_htm@gmail.com)
Chị của ông Hoàng Tùng là giáo viên mầm non. Tháng 11/2014, chị ông có đủ 20 năm đóng BHXH (16 năm đóng BHXH bắt buộc, 4 năm đóng BHXH tự nguyện). Khi tính lương hưu, chị ông Tùng chỉ được 876.450 đồng/tháng.
Vậy, chị ông Tùng có được quỹ BHXH bù lương hưu để bằng mức tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng không?
Trước tiên xin cám ơn sự hỗ trợ tư vấn pháp luật của Trung tâm đã dành cho em cũng như Công ty trong thời gian qua. Em có một số thắc mắc và đề nghị Trung tâm tư vấn giúp như sau:
1/ Cuối năm 2015, đơn vị em có một số công nhân chế biến thủy sản đông lạnh sẽ về hưu và có thông tin như sau:
Nữ CNLĐ A 45 tuổi, đóng BHXH được 22 năm; Nữ CNLĐ B 50 tuổi, đóng BHXH được 20 năm. Xin hỏi:
+ Công ty có thể ra quyết định cho NLĐ nghỉ hưu theo chế độ (đủ tuổi, đủ năm đóng BHXH bắt buộc) để không phải chi trả tiền trợ cấp thôi việc có được không ?
+ Nếu NLĐ nộp đơn xin thôi việc thì Công ty vẫn phải chi trả trợ cấp thôi việc ?
2/ Khi NLĐ thuộc diện nêu trên đã nghỉ, Công ty vẫn muốn tiếp tục thuê NLĐ tiếp tục làm việc tại Công ty (vì có tay nghề) thì Công ty phải ký Hợp đồng lao động theo loại hình gì (công việc....) ? và Công ty có phải chi trả số % BHXH, BHYT, BHTN (22% phần NSDLĐ đang phải đóng cho NLĐ hàng tháng theo quy định) cho NLĐ ngoài tiền lương, tiền công, phụ cấp độc hại, thêm giờ ?
Vũ Văn T – Số điện thoại 0912…678, Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hỏi qua hòm thư điện tử.
Tôi nhận lương hưu qua tài khoản hàng tháng. Năm 2016, gia đình tôi sẽ định cư ở Trung Quốc. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi phải thực hiện việc ủy quyền và làm hồ sơ khai báo như thế nào để tiếp tục hưởng lương hưu? (Nguyễn Thị Hương – Thái Nguyên)
Tôi là giáo viên về hưu ngày 1/9/2015. Theo tôi biết từ tháng 1/2015 người nghỉ hưu được tăng thêm 8%, nhưng trong lương của tôi không được cơ quan bảo hiểm tính tăng. Vậy tôi có được tăng thêm 8% hay không?
Cử tri Thành phố Hải Phòng, các tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ xem xét quy định tính cộng dồn thời gian đóng BHXH để đảm bảo chế độ hưu trí cho các nhóm đối tượng là cán bộ xã, phường, cán bộ cơ sở có thời gian công tác trong quân ngũ nhưng không thuộc đối tượng được quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998; các đối tượng có thời gian công tác Đảng, đoàn thể tại xã, phường nhưng điều chuyển công tác tại Hợp tác xã nay trở lại công tác tại tổ chức Đảng, đoàn thể khi tính thời gian đóng BHXH. Cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị nghiên cứu có chính sách cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nhất là cấp phó các tổ chức chính trị - xã hội được truy nộp BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH có thời gian công tác liên tục từ 18 đến dưới 20 năm. Đề nghị nghiên cứu có chính sách cho các đối tượng cán bộ đã công tác tại các xã, phường sau đó không tái cử và không tham gia công tác, nhưng sau đó lại tiếp tục được tái cử thì được cộng nối thời gian để tính BHXH.
Bố tôi nguyên là cán bộ xã Tuy Lộc - huyện Cẩm Khê đã được nghỉ hưu theo tiêu chuẩn cán bộ xã, đã từ trần tháng 10 năm 2010 (thọ 87 tuổi). Tôi xin được hỏi ngoài chế độ mai táng phí, gia đình chúng tôi còn được nhận tiêu chuẩn nào nữa không?
Tôi là giáo viên dạy Toán của trường THCS. Năm nay, tôi 43 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được hơn 18 năm. Vì điều kiện sức khỏe nên tôi xin nghỉ làm sớm. Xin hỏi, nếu tôi đóng thêm 2 năm BHXH tự nguyện nữa để đủ 45 tuổi thì có được nghỉ hưu trước tuổi không?
Ông Hoàng Văn Trọng (tỉnh Đồng Nai) tham gia quân đội và đóng BHXH từ năm 1972, sau đó chuyển ngành về làm việc tại trường THPT Xuân Lộc. Tháng 7/2000, ông Trọng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THPT dân lập Hồng Bàng. Ngày 1/6/2014, ông nhận quyết định nghỉ chế độ hưu, khi giải quyết chế độ hưu trí, BHXH tỉnh Đồng Nai cho rằng, ông Trọng công tác tại trường ngoài công lập nên không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề và phải quy từ mức lương hệ số thành mức lương tiền đồng để ghi vào Sổ BHXH. Ông Trọng hỏi, hiện có văn bản nào quy định người lao động khi hưởng mức lương theo hệ số thì phải chuyển qua mức lương tiền đồng để đóng BHXH không? BHXH tỉnh Đồng Nai không cộng phụ cấp thâm niên nghề để tính chế độ hưu trí cho ông có đúng quy định không?
Kính gửi: BHXH TP Đà Nẵng Tôi làm việc tại công ty cổ phần được cổ phần hóa từ công ty nhà nước. Khi chuyển sang cổ phần công ty tiếp tục thực hiện theo thang bang lương nhà nước tại nghị định 205/2004/NĐ-CP để đóng BHXH. Hiện nay, nhà nước yêu cầu công ty phải xây dựng và đăng ký thang bang lương mới theo quy định tại nghị định 49/2013/NĐ-CP. Hỏi: đối với người lao động làm việc tại công ty và đóng BHXH trước năm 1995, khi chuyển sang thang bang lương mới mà nghỉ hưu. Lương hưu tính bình quân 5 năm cuối hay tính bình quân cả quá trình đóng BHXH, văn bản nào quy định vấn đề này. Rất mong nhận được thông tin trả của quý lãnh đạo. Trân trọng.