(PLO)- Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là ba năm. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là một năm.
Cách đây năm năm, tôi có kiện tranh chấp ranh đất với người hàng xóm. TAND huyện xử tôi thắng kiện. Bị đơn kháng cáo. Toà thành phố chấp nhận kháng cáo sửa án và buộc UBND huyện phải điều chỉnh lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi theo diện tích thực tế. Tôi gửi đơn đến Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao đề nghị giám đốc thẩm bản án. Sau đó, tôi nhận được thông báo của TAND Tối cao trả lời không có căn cứ để kháng nghị. Giờ tôi phải làm sao?
Trần Quang Phương ([email protected])
Bản án sơ thẩm số 01/2011/HCST tuyên bác đơn khởi kiện của Cơ sở sản xuất mỹ phẩm T khi yêu cầu huỷ Quyết định số 1988/QĐ-UB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố N về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và thương mại (theo đó, Cơ sở T phải thi hành Quyết định trên về áp dụng hình thức xử phạt chính với tổng số tiền phạt là 85.000.000 đồng và hình thức phạt bổ sung là tước Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Tuy nhiên, vài ngày sau, tòa án lại gửi thông báo với nội dung sửa chữa bản án, theo đó chấp nhận một phần đơn khởi kiện của Cơ sở T tức Cơ sở này chỉ phải thực hiện hình thức xử phạt chính mà không phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung. Xin hỏi, thông báo của Tòa án như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không?
Xin hỏi, ai là người có quyền phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật? ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là bao nhiêu lâu?
Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì sẽ được xử lý như thế nào?