Tôi đang công tác tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên. Trước đó tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Từ tháng 2/2015, tôi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc và hưởng mã ngạch lương của viên chức quản lý. Tuy nhiên, tôi vẫn tham gia giảng dạy. Tôi có tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không? - Nguyễn Văn Nam (nguyennam***@gmail.com).
Bà Thạch Thị Liễu là giáo viên tại trường THCS Long Thạnh, tỉnh Hậu Giang từ ngày 1/1/1996 đến ngày 31/5/2008 và được xét nghỉ hưu từ ngày 31/5/2008 (đủ 55 tuổi).
Do chưa đủ năm đóng BHXH để hưởng hưu, bà Liễu không nhận trợ cấp một lần mà tiếp tục công tác tại Nhà nuôi trẻ mồ côi Hoa Mai Cần Thơ, đóng BHXH tự nguyện đến ngày 31/12/2015 thì đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Bà Liễu hỏi, khi hưởng lương hưu, bà có được truy lĩnh phụ cấp thâm niên trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Long Thạnh không?
Một số cán bộ, công chức thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Sơn, huyện Thuận Bắc hỏi: Cán bộ, công chức thuộc các phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện có được xét danh hiệu Nhà giáo Ưu tú không, tiêu chuẩn như thế nào?
Cô giáo Nguyễn Thị Hường, Trường tiểu học Đài Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và một số thầy cô giáo thuộc các Trường trung học phổ thông hỏi: Cán bộ quản lý giáo dục là Hiệu trưởng các trường thuộc các bậc học có được xét đề nghị danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú không?
Tôi tham gia công tác giảng dạy được 24 năm, sau đó chuyển sang làm công tác tại Phòng Giáo dục huyện và nghỉ hưu vào tháng 03/2009. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp thâm niên nhà giáo theo Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg hay không?
GD&TĐ - Tôi là nhà giáo nghỉ hưu từ 1/11/2011, đủ 60 tuổi và 20 năm dạy học. Xin được hỏi về cách tính thâm niên nhà giáo nghỉ hưu để cộng vào tiền lương hưu hàng tháng.
Kính gửi luật sư! Tôi là giảng viên chính, công tác ở trường CĐ công lập X, trực thuộc tỉnh A từ năm 1992. Tôi đã làm đơn xin thôi việc và thông báo trước 45 ngày khi bắt đầu nghỉ và hứa sẽ bồi thường chi phi phí đào tạo theo luật định nhưng trường tôi vẫn không cho thôi việc. Họ lấy lí do theo mục b, khoản 2, điều 38 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ và theo nội dung các qui định của Tỉnh rằng tôi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết khi được cho đi đào tạo nên không cho thôi việc. Vì vậy tôi đã phải nghỉ việc theo hình thức kỉ luật, buộc thôi việc nên không được nhận trợ cấp thôi việc, không được lấy lại hồ sơ gốc (chỉ được nhận lại hồ sơ foto). Tôi được xét tuyển vào một trường THPT công lập thuộc Tỉnh Z thì người ta lại xem tôi là người mới vào nghề hưởng lương hệ số 2,34 ngạch 15113; không có phụ cấp thâm niên nhà giáo (ở trường CĐ cũ ở Tỉnh A, hệ số lương của tôi đã là 4,74 ngạch giảng viên chính 15110, phụ cấp thâm niên 20%). Tôi xin hỏi luật sư tư vấn giúp: - Trường CĐ cũ kỉ luật buộc thôi việc tôi có đúng không? - Thời gian nghỉ hè của giảng viên có thể được tính vào thời gian thông báo trước 45 ngày khi xin thôi việc không? - Trường mới của tôi xếp lương, không cho hưởng phụ cấp thâm niên có đúng không? - Nếu họ làm không đúng thì tôi cần phải làm gì để đòi hỏi quyền lợi của mình? Tôi trân trọng cảm ơn luật sư!
Ông Bùi Ngọc Hiển - TP. Hồ Chí Minh hỏi: Tôi có thời gian công tác trong quân đội là 7 năm 7 tháng. Tháng 6/1999, tôi xuất ngũ và được Bộ Tư lệnh Quân khu 7 giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định số 973/QĐXN ngày 4/9/1999, phụ cấp thâm niên được tính là 7%. Sau khi xuất ngũ, tôi đi học Đại học Khoa học xã hội nhân văn, tốt nghiệp tháng 9/2003. Tháng 2/2004, tôi trúng tuyển biên chế, ngạch giảng viên của trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tập sự từ tháng 4/2004 đến tháng 4/2005, hưởng 100% lương. Từ ngày 1/5/2011, tôi được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là 6%. Vậy thời gian tham gia BHXH trong quân đội của tôi có được cộng nối với thời gian công tác tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh không? Phụ cấp thâm niên 7% trong quân đội của tôi có được cộng vào % phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện hưởng tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh không?
GD&TĐ - Tôi có 38 năm 8 tháng công tác trực tiếp giảng dạy và giữ các chức vụ Phó trưởng phòng Đào tạo, rồi Trưởng phòng. Sau đó tôi được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng đào tạo, năm cuối tôi chuyển làm Giám đốc không trưc tiếp giảng dạy. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo khi về hưu không ? – Ngọc Anh ([email protected]).
Tháng 9.2002, tôi làm giảng viên tập sự tại một trường cao đẳng và bắt đầu tham gia đóng BHXH từ thời gian này. Ngày 1.1.2004, tôi hết tập sự và làm giảng viên chính thức, mã ngạch 15.111. Tháng 9.2011, tôi chuyển công tác làm giảng viên trường nghiệp vụ, vẫn giữ nguyên mã ngạch. Đề nghị luật sư cho biết, tôi có thuộc diện được truy lĩnh phụ cấp thâm niên tại trường cũ từ tháng 5.2011 đến tháng 8.2011 hay không? (Lê Quang Đức)
Theo ý kiến của cử tri tỉnh An Giang, lương hưu của giáo viên nghỉ trước và sau năm 2008 là chưa công bằng, nên đề nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xem xét, điều chỉnh.
Xin chào luật sư! 1. Tôi hiện mới được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán của một trường cao đẳng Công lập ở tình Bắc Giang, cơ quan quản lý trực tiếp là Ủy ban nhân dân tỉnh. Tôi muốn hỏi là tôi sẽ được hưởng phụ cấp kế toán là bao nhiêu. Trình độ: đại học. 2. Hiện tại trường tôi đã tuyển được 20 giáo viên, nhưng năm 2013 trường tôi chưa tuyển sinh, chúng tôi đang cho giáo viên đi đào tạo tại Hàn quốc theo thư mời của đơn vị tài trợ xây dựng trường, do đó giáo viên chưa giảng dạy. Vậy họ có được hưởng phụ cấp gì không? 3. Hiệu phó trường tôi chuyển từ một trường khác sang, ông đang được tính phụ cấp thâm niên ở trường cũ. Bây giờ chuyển sang trường tôi, nhưng năm nay chưa dạy thì thời điểm tính phụ cấp thâm niên nhà giáo bắt đầu từ khi nào? Mong luật sư giải đáp sớm. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!
Một số giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm hỏi: Thành phần Hội đồng cấp cơ sở xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú gồm những đối tượng nào và ai quyết định thành lập?
Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam và một số giáo viên Trường trung học cơ sở Lê Đình Chinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hỏi: Quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú ở Hội đồng cơ sở như thế nào?
Một số cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, hỏi: Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” có phải xin ý kiến Tỉnh uỷ trước khi trình Nhà nước không?
Cô giáo Nguyễn Thị Liên, Trường Tiểu học Tấn Tài 3 và cô Trần Thu Hà, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bác Ái hỏi: Thủ tục hồ sơ đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú gồm những gì?
Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Phước và cô giáo Nguyễn Thị Thương, Trường Mẫu giáo 16 Tháng 4, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, hỏi: Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông cần đạt tiêu chuẩn gì để được đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân trong năm 2012?