Bổ nhiệm công chức là gì?
Bổ nhiệm công chức là gì?
Bà Bùi Thị Lệ tốt nghiệp Đại học Huế năm 2007 và được nhận vào làm việc tại Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông, có đóng BHXH. Đến hết năm 2009, bà xin thôi việc theo nguyện vọng và chưa nhận trợ cấp BHXH một lần. Ngày 12/1/2012, Bà Lệ được tuyển dụng vào chức danh Tư pháp - Hộ tịch của UBND xã Hải Hoà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Theo quyết định tuyển dụng, bà Lệ phải thực hiện chế độ tập sự 12 tháng kể từ ngày 1/2/2012. Bà Lệ đã nhiều lần làm đơn đề nghị được miễn chế độ tập sự nhưng không được giải quyết. Ngày 30/3/2013, bà nhận quyết định bổ nhiệm ngạch công chức, hưởng 100% lương bậc 1, hệ số 2,34, thời gian hưởng tính từ ngày 1/2/2013. Bà Lệ hỏi, trường hợp của bà có được miễn chế độ tập sự không? Nếu được miễn thì bà được xếp lương như thế nào? Thời gian bà Lệ công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông có được tính vào thời gian công tác để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Ông Nguyễn Phương Toàn công tác tại Ban Quản lý chợ Kim Biên, TP. Hồ Chí Minh từ năm 2013, hiện là chuyên viên Quản lý ngành hàng, hệ số lương 2,67. Vừa qua, ông trúng tuyển công chức vào vị trí thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm định chất lượng nghề của Phòng Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.Ông Toàn hỏi, khi nhận công việc mới, ông có được miễn chế độ tập sự và xếp lương bậc 2, ngạch chuyên viên không?
Qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ông Trần Xuân Ứng (Quảng Trị) mong muốn được cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc về vấn đề phụ cấp thâm niên nghề khi đã chuyển ngành. Cụ thể, ông Ứng làm công tác kiểm tra Đảng, hưởng lương ngạch Thanh tra viên (mã số 04.025) từ năm 1995. Tháng 5/2008 ông Ứng nhận được quyết định điều động sang công tác tại Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Quảng Trị. Cơ quan có thẩm quyền quyết định vẫn giữ ngạch lương Thanh tra viên của ông cho đến nay. Ông Ứng hỏi: Trường hợp của ông có được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo Thông tư Liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm không?
Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Bộ Nội vụ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP theo hướng quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo tỷ lệ dân số để phù hợp trong công tác quản lý, vì hiện nay số cán bộ chỉ chênh lệch từ 1 đến 2 người, trong khi đó số dân giữa xã, phường, thị trấn chênh lệch từ hàng ngàn đến chục ngàn người. Ngoài ra, cử tri cho rằng, theo Nghị quyết Trung ương 7 khoá XI quy định tối đa chỉ có 3 người hoạt động ở tổ dân phố, thôn được hưởng phụ cấp từ ngân sách là chưa phù hợp với thực tế hoạt động tại cơ sở. Theo cử tri, nên có cơ chế khoán như Nghị định 29/2013/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP là hợp lý để phát huy sự tham gia hoạt động của các đoàn thể, chi hội, chi đoàn vào tổ chức thực hiện các phong trào ở khu dân cư.
Bố tôi làm chủ tịch UBND xã (chủ tài khoản), chú ruột tôi (em trai của bố) làm chỉ huy trưởng quân sự xã, chú rể tôi (lấy em gái bố tôi) là chủ tịch hội nông dân xã, tôi là con gái làm cán bộ văn hóa thông tin xã, cùng công tác tại một xã. Xin luật sư cho biết có quy định cụ thể nào liên quan tới việc làm chứng từ chi tiền ngân sách Nhà nước (như em, con lập chứng từ, anh, bố ký duyệt). Xin cảm ơn!
Tôi là chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, nhiệm kỳ này tôi không vào cấp ủy và có nguyện vọng chuyển công tác lên huyện (huyện tôi cũng có chủ trương trên). Xin hỏi điều kiện cán bộ xã như tôi muốn chuyển thành công chức cấp huyện thì cần có điều kiện gì và ai là người quyết định. Xin cảm ơn luật gia.
Nếu công chức tư pháp – hộ tịch chứng thực phải giấy tờ giả mà do mắt thường ko phát hiện được thì người chứng thực có chịu trách nhiệm gì?
Từ năm 1986-2002, tôi tham gia công tác tại UBND xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, giữ các chức vụ: Uỷ viên UBND, Uỷ viên Thư ký, Phó Bí thư rồi quyền Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch UBND xã. Ngày 22/8/2002, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Trị có Quyết định số 618/QĐ-TC về việc điều động tôi đến công tác tại Hội Nông dân huyện Hải Lăng, với hệ số lương 2,1, bậc 2, mã số 01-003. Đến ngày 3/9/2002, tôi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện và hưởng hệ số lương 3,1. Sau một thời gian công tác, bản thân tôi tiếp tục được điều động đến công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, được bảo lưu hệ số lương 3,1 kể từ ngày 1/2/2004 đến thời hạn 6 tháng sau chuyển sang hệ số lương 2,1 và theo quy định tính chuyển sang lương mới được hưởng 2,67. Đến nay tôi vẫn hưởng mức lương 2,67. Vậy tôi xin hỏi căn cứ vào văn bản nào để tính hệ số lương của tôi từ 3,1 xuống 2,1 như đã nêu trên và chuyển qua mức lương mới được tính như thế nào? Bản thân tôi thấy xét thấy so với quá trình công tác thì mức lương nêu trên là quá thiệt thòi vì tôi đã tham gia công tác tại địa phương và huyện kể cả trước năm 1986 đến nay là gần 38 năm và đóng bảo hiểm xã hội 28 năm. ư Để khỏi thiệt thòi trong quá trình công tác hiện nay và lúc về hưu, mong luật gia hướng dẫn cho tôi được rõ các quy định về chế độ lương công tác đã nêu trên
Sau khi học xong trung cấp quản lý Nhà nước, tôi được tuyển dụng vào làm việc tại UBND xã với chức danh là công chức Văn phòng - Thống kê, mã ngạch 01004, bậc lương 1,86 (đến nay bậc lương là 2,46). Trong quá trình công tác, tôi được UBND xã cử đi học lớp đại học hành chính và đến tháng 8/2010, tôi tốt nghiệp lớp đại học. Vậy xin hỏi luật gia, trường hợp của tôi có được chuyển xếp lương theo trình độ hiện tại hay không? Mức lương bao nhiêu và phải làm những thủ tục gì?
Tôi đang làm cán bộ Tài chính - Kế toán tại UBND xã nhưng do tôi làm hơi cứng nên đã làm mất lòng Bí thư Đảng ủy xã nên Bí thư đã triệu tập BCH Đảng ủy xã họp để bỏ phiếu thăm dò để chuyển tôi sang làm một công việc khác không phù hợp với chuyên môn và bằng cấp mà tôi đã học. Trong thời gian công tác, tôi đã hoàn thành tốt mọi công việc được giao, không vi phạm kỷ luật vì vậy tôi muốn hỏi luật gia, BCH Đảng ủy làm như vậy là đúng hay sai?
Tôi sinh năm 1978, tháng 1/2009 tôi được tuyển dụng vào công chức cấp xã với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã (ngạch 01004, bậc lương 1,86), đến tháng 6/2010 tôi trúng cử vào chức danh Phó Bí thư Đảng uỷ xã (có quyết định phê chuẩn của Ban thường vụ Huyện uỷ). Vậy, trường hợp của tôi được hưởng mức lương bao nhiêu và phải làm những thủ tục gì để thay đổi mức lương?
Xin luật sư cho biết các chức danh cán bộ, công chức cấp xã có mối quan hệ như thế nào thì không được bố trí? Trường hợp anh rể làm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, anh của vợ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch làm Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy xã là đúng hay sai? .
Bạn tôi làm ở UBND một xã vùng III tỉnh Đăk Lăk và phụ trách công tác tư pháp theo dạng hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế từ 1/7/2007; hằng tháng hưởng phụ cấp là 640.000đồng/tháng. Theo tôi được biết thì những người tốt nghiệp trung cấp chuyên môn khi làm việc tại chính quyền cấp xã thì được thì được hưởng phụ cấp theo bằng cấp. Vậy xin luật gia cho biết trường hợp của bạn tôi có được hưởng như vậy không? Nếu có thì được quy định ở văn bản nào và ở thời điểm nào?
Bạn tôi là lái xe làm việc ở cơ quan Nhà nước từ năm 1997 đến nay. Bạn được tuyển dụng bằng hình thức hợp đồng trong biên chế và được xếp ngạch lương nhân viên lái xe, tại bảng 4 nhân viên thừa hành, phục vụ trong cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ. Như vậy bạn tôi có phải là viên chức Nhà nước hay không? Nếu là cán bộ, viên chức Nhà nước thì bạn tôi có được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức không?
Tôi là đọc giả thường xuyên của báo NNVN, luật sư trả lời rất bổ ích cho công tác chuyên môn, nhưng hiện tại tôi đang có vướng mắc cần luật sư giải thích về bổ nhiệm một kế toán. Hiện nay có ý kiến cho rằng: “Cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học đều có học về nghiệp vụ kế toán. Đối chiếu với Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành thì công chức tốt nghiệp hệ đại học chính quy đại học kinh tế Đà Nẵng, được cấp bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật là đủ điều kiện làm công tác kế toán” Xin hỏi luật sư ý kiến trên là đúng hay sai và vì sao? Mong luật sư giải thích.
Ông X là Chủ tịch UBND huyện H. Do có quyết định hành chính (xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế) bị khởi kiện. Ông X có giấy ủy quyền cho ông P là Phó Chánh Thanh tra huyện đại diện cho Chủ tịch UBND huyện tham gia tố tụng. Có ý kiến cho rằng Luật tố tụng hành chính không cho phép ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?
Hỏi về đánh giá công chức BHXH Cho tôi hỏi tại sao trong phần đánh giá cán bộ,công chức của BHXH chỉ có những người tại bộ phận tiếp nhận giấy tờ (1 của) còn nhưng người ở các bộ phận khác thì chúng tôi không được đánh giá (ví dau: chuyên viên phòng thu, chuyên viên phòng chế đô, chuyên viên phòng sổ thẻ....). Những người này là những người thường xuyên làm việc với đơn vị nhưng không phải tất cả ai cũng có thái độ tốt với đơn vị.