Để có cơ sở cho việc áp dụng Thông tư 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010, tôi xin quý Bộ làm rõ các từ ngữ sau đây để chúng tôi có thể áp dụng:
1. Trạm biến áp trong nhà
2. Trạm biến áp ngoài trời
3. Trạm kín
(trong điều 5.8 của quy chuẩn xây dựng: trạm kín có phải là trạm GIS và MBT đặt trong nhà hay không?)
Tôi có một thửa đất lâm nghiệp (diện tích 24.000m2), thời hạn giao đất là lâu dài tối thiểu đến năm 2044 (quyết định giao đất từ năm 1994 do UBND thị xã giao). Theo quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mục 3 điều 14 chương III thì là "Cho phép chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%." . Xin luật sư cho tôi hỏi: + Như vậy nếu tôi xây dựng chuồng trại chăn nuôi, nhà để bảo vệ, nhà cho công nhân ở, xây dựng hàng rào, làm hồ cá ... không quá 20% thửa đất đó thì có vi phạm không? + Thủ tướng cho phép xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) vậy tôi có phải xin phép xây dựng không?
Tổ trưởng khu phố 3, nơi có tuyến đường sắt đi qua đến trụ sở UBND xã báo tin: trên đoạn đường sắt chạy qua xã có một số ốc vít và bu lông đường sắt bị tháo, có một số thanh sắt được đặt trên đường sắt rất nguy hiểm nếu có đoàn tàu chạy qua. Bà con sống quanh khu vực này hiện đang rất lo lắng, đề nghị UBND xã có biện pháp giải quyết kịp thời. Tiếp nhận tin báo này, UBND xã cần làm gì?
Tôi muốn hỏi rõ quy định về che chắn công trình về nhà ở, có các ý như sau: 1/ không nói các tình huống khác thì theo quy định, độ cao bao nhiêu là phải che chắn? Giả sử tôi đang xây dựng tầng 2 thì có cần che chắn không? 2/ Nội dung đó được quy định cụ thể ở đâu?
Các công trình được thanh toán theo quy định được phê duyệt đầu tư trước 31/10 năm trước. Tại UBND quận tôi cũng theo quy định trên, nhưng do nguồn vốn lúc đầu chưa xác định được nguồn vốn nên ghi trong quyết định phê duyệt là vốn ngân sách. khi công trình có kế hoạch vốn được giao, tiến hành thanh toán thì KBNN lại bắt buộc làm điều chỉnh nguồn vốn tại QĐ phê duyệt BCKTKT ví dụ ngày 28/10/2014 công tình được phê duyệt đầu tư, ghi vốn NS, sang tháng 6 năm 2015 công trình ghi kế hoạch vốn bằng nguồn kết dư ngân sách quận, thì KBNN bắt làm điều chỉnh sang nguồn vốn trên. Xin BTC hướng dẫn để làm đúng thủ tục?
Yêu cầu kỹ thuật cho thép dùng làm cốt trong công tác bê tông, chúng tôi - Ban Quản lý các dự án ĐTXD chuyên ngành nông nghiệp Kiên Giang áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-1:2008 và TCVN 1651-2:2008. Khi thí nghiệm thép nếu có sai lệch về khối lượng và kích thước trong phạm vi cho phép theo Bảng 2 của hai tiêu chuẩn nêu trên thì Ban Quản lý mới cho phép đưa vào công trình.
Tuy nhiên, việc thanh toán khối lượng thép như thế nào thì tôi còn lúng túng không biết thanh toán theo thực tế hay thanh toán theo đường kính danh nghĩa. Để việc nghiệm thu, thanh toán thép đúng theo quy định, tôi xin hỏi Bộ Xây dựng như sau:
Hiện nay, thép xây dựng có độ sai lệch về khối lượng so với đường kính thép danh nghĩa, thường độ sai lệch theo chiều hướng âm. Theo tiêu chuẩn TCVN 1651:2008 cho phép sai số khối lượng với tỉ lệ nhất định. Vậy để thanh toán khối lượng thép cho công trình thì phải thanh toán khối lượng thực tế hay thanh toán theo đường kính danh nghĩa của thép?
Một độc giả công tác ở Ban Quản lý Dự án đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, chỉ đạo sửa đổi một số mục, biểu mẫu trong Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước. Theo độc giả, phụ lục số 03a trong Thông tư số 86/2011/TT-BTC về bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán nên sửa theo phụ lục số 02 của Thông tư số 09/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình. Đồng thời, Giấy đề nghị thanh toán quy định tại phụ lục số 05 của Thông tư số 86/2011/TT-BTC nên thay thế bằng Phiếu giá như đã thực hiện trước đây. Ngoài ra, độc giả cho rằng, thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% trên Giấy đề nghị thanh toán để đóng cho các địa phương nơi công trình đi qua nên nộp cho Cục Thuế, còn chuyện phân chia thì do địa phương quyết định.
Gia đình tôi thuộc diện có nhà đất bị Nhà nước thu hồi để làm đường giao thông. Đối với đất vườn, ao chính sách bồi thường, đền bù, tôi và gia đình đã thông suốt không thắc mắc, còn vấn đề gia đình đang quan tâm là việc đền bù đối với nhà bị phá dỡ một phần thì bồi thường như thế nào?
Phạm tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông không có các tình tiết định khung hình phạt được pháp luật quy định như thế nào?
Ngày 06/02/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, sau khi nghiên cứu Nghị định có vấn đề sau tôi chưa biết hiểu có đúng hay không? Rất mong nhận được quí Bộ hướng dẫn.
Theo quy định tại mục 3 điều 47 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng: Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209 và 49 của Chính phủ về ban hành và sửa đổi quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình.
Theo quy định được nêu ở trên thì tôi hiểu là từ sau ngày 15/4/2013 khi Nghị định số 15/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì Chủ đầu tư sẽ không còn được thực hiện công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Xin hỏi tôi hiểu quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP như vậy có đúng hay không?
Căn nhà của tôi mua vào năm 1989. Trong giấy tờ, cơ quan thuế ghi rõ như sau : 86m2 nhà+30m2 bếp+117m2 chuồng heo. Nhà nằm trong khu dân cư hiện hữu.
Nay tôi xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà và Quyền sử dụng đất. Tiền thuế đất phải nộp được tính như sau: Miễn thu: 86m2 nhà; thu 50% phần còn lại (diện tích phần bếp và chuồng heo).
Cơ quan thuế căn cứ văn bản nào để tính như vậy? Liệu tính như thế có đúng không?
Tôi xin cảm ơn.
Công ty chúng tôi đang thực hiện thẩm tra quyết toán công trình xây dựng Hồ chứa nước Bàu Vang và Hồ chứa nước Suối Tiên. Khi thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh nhân công, máy thi công theo Thông tư 07/2006/TT-BXD có vấn đề mà các bên chưa thống nhất ý kiến. Kính đề nghị Vụ kinh tế Xây dựng giải thích, làm rõ thêm về trường hợp này:
Công trình xây dựng được phê duyệt dự toán từ tháng 10/2006 (tiền lương tối thiểu phê duyệt trong dự toán là 350.000 đồng/tháng) và được phê duyệt kế hoạch đấu thầu tháng 11/2006, phê duyệt kết quả đấu thầu xây lắp vào tháng 2/2007. Tại thời điểm đấu thầu thì lương tối thiểu được điều chỉnh lên 450.000 đồng/tháng.
Theo Thông tư 07/2006/TT-BXD “Những công trình, hạng mục công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán nhưng chưa hoặc đang tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu hoặc đã hoàn tất kết quả đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng, Chủ đầu tư điều chỉnh lại tổng dự toán, dự toán, giá gói thầu theo quy định tại Thông tư này”, Tuy nhiên Chủ đầu tư chưa tiến hành điều chỉnh dự toán theo Thông tư 07/2006/TT-BXD mà vẫn tiến hành đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu đã được duyệt trước đó theo mức lương cũ 350.000 đồng/ tháng, triển khai ký hợp đồng (theo luơng 350.000 đồng/tháng) và thi công.
Khi quá trình thi công xây dựng hoàn thành năm 2009, Chủ đầu tư đã tiến hành trình phê duyệt điều chỉnh dự toán theo Thông tư 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng và đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt điều chỉnh bổ sung giá trúng thầu.
- Trong dự toán điều chỉnh (theo TT 07/2006/TT-BXD) đã được phê duyệt, tiền lương tối thiểu được điều chỉnh từ mức 350.000 đồng lên các mức lương tương ứng theo thời điểm thi công (năm 2007 lên 450.000 đ/tháng, năm 2008: 540.000 đ/tháng).
- Khi phê duyệt quyết toán, cơ quan Tài chính không chấp nhận điều chỉnh dự toán bổ sung từ lương 350.000 đ/tháng mà chỉ tính điều chỉnh lương từ mức 450.000 đ/tháng (khối lượng thi công năm 2007 không được điều chỉnh tiền lương, khối lượng thi công năm 2008 điều chỉnh hệ số = 540/450=1.2) vì cho rằng tại thời điểm đấu thầu (Tháng 12/2006) theo quy định thì tiền lương tối thiểu đã tính với mức 450.000 đ/tháng.
Trong hồ sơ dự thầu được duyệt và hợp đồng được ký kết, đơn vị dự thầu cũng tính đơn giá nhân công với mức lương tối thiểu 350.000 đ/tháng (Hình thức hợp đồng theo đơn giá). Toàn bộ các khối lượng công việc thực hiện từ năm 2007.
HỎI: Theo Thông tư 07/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 thì việc điều chỉnh dự toán được lập theo bộ đơn giá do tỉnh ban hành (đơn giá 350.000 đồng/tháng) thì được điều chỉnh theo mức lương đã được duyệt trong dự toán (350.000 đ/tháng) và dự thầu hay là theo mức luơng như cơ quan tài chính lấy tại thời điểm đấu thầu (450.000 đ/tháng). Nếu chỉ điều chỉnh luơng từ mức 450.000 đồng/tháng thì có đảm bảo quyền lợi của người lao động không?
Năm 2007 tôi tiến hành xây dựng nhà nhưng do không đủ tiền nên tôi vay vốn ngân hàng với hạn trả nợ là 3 năm. Tôi đã trả hết nợ và tiến hành lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nay tôi muốn làm giấy hoàn công thì kiến trúc sư bảo rằng hiện nay không cần hoàn công nữa mà làm luôn giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tôi được biết hồ sơ cần nộp có biên lai thuế xây dựng nhưng lúc nhà xây bên đội thuế phường có yêu cầu tôi nộp biên lai thuế xây dựng cho họ, tôi nộp luôn bản gốc. Hiện nay, tôi rơi vào tình trạng thuế bên thầu đã nộp nhưng tôi không còn biên lai.
Tôi có thể yêu cầu bên đội thuế phường hay Chi cục Thuế thành phố sao cho tôi biên lai khác được không hay là tôi phải nộp lại thuế khác? Hồ sơ như thế nào? Chân thành cảm ơn! (aadzon@yahoo.com.vn)
Qua Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, Bộ Xây dựng đã nhận được văn bản số 437/TTĐT-TTPA ngày 5/7/2012 của ông Bùi Hoàng Việt ở địa chỉ email dxm.bui@yahoo.com đề nghị hướng dẫn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
1. Theo quy định, các tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế, giám sát, tư vấn QLDA... chỉ được phép hành đối với các công trình có cấp hạng tương ứng. Ở đây cấp công trình được xác định theo NĐ 209/2004/NĐ-CP hay theo Thông tư 05/BXD-ĐT ngày 09/02/1993? Việc ghi cấp công trình, cấp nhà ở trong Giấy phép XD theo Văn bản nào?
2. Khái niệm "Vùng sâu vùng xa" để cho phép những người có trình độ Cao đẳng, trung cấp được hành nghề thiết kế, giám sát... được hiểu như thế nào? có văn bản nào quy định địa phương nào là "vùng sâu vùng xa" không?
3. Trường hợp 1 Công ty ký hợp đồng khoán việc với 1 người khác không thuộc Công ty đó để thực hiện thiết kế, giám sát... 1 công trình thì có vi phạm không? Theo Văn bản nào?