Tòa nói vì anh tôi không tiền án, đang làm việc ổn định tại công ty nước ngoài, bị hại (Anh vợ) đơn có bãi nại. bị hại không yêu cầu bồi thường. Và bị hại cũng có 1 phần lỗi là đến nhà người khác gây lộn trước. Nên Tòa Q, HCM tuyên 2 năm treo, thử thách 36 tháng. Sau đó bị hại nghĩ thấy án treo nhẹ quá muốn anh tôi bị án tù giam nên kháng cáo lên tòa TP HCM. Như vậy khi phúc thẩm thì anh tôi có bị tăng nặng và chuyển sang hình thúc tù giam không? Làm cách nào để anh tôi được giữ nguyên án sơ thẩm? Sự việc như sau: Anh tôi có xích mích với gia đình vợ trước. Anh tôi và vợ anh tôi (chị dâu) đang giận nhau. Chị dâu bị công an bắt xe máy và chị dâu đi lấy xe em vợ đi. Anh tôi tức nên kêu vợ trả xe lại, 2 bên cải nhau và thách nhau phá xe nên anh tôi lấy ổ khóa gõ vỡ mặt đồng hồ và kính chiếu hậu xe em vợ, chị dâu đi méc má vợ. Sau đó em vợ lên cty anh tôi đập phá 2 lần, anh vợ đến nhà hăm dọa chém giết. Anh tôi bỏ nhà đi 1 tuần, khi về anh tôi về nhà ở được 2 đêm thì anh vợ đem xe xuống đưa cho chị dâu tôi mượn, nhưng chị dâu không lấy xe và anh vợ tức và chửa anh tôi và chị dâu. Anh tôi lấy dao đứng trong nhà dọa, anh vợ đứng ngoài hàng rào (cửa đang khóa) vác đá ném vào nhà làm anh tôi bị thương nhé. Anh tôi túc quá vác dao mở cửa ra đuổi đi. Chạy được 15m, 2 bên dừng lại, anh vợ quay lại xông vào, anh tôi chém xuống trúng 1 vết thương ở mặt dài 9cm và vế thương ở phần mềm ở vai. Xác định thương tích 26%. Sau đó anh vợ bãi nại. Anh tôi tại ngoại. VKS kết luận phạm tội cố ý gây thương tích bằng hung khí nguy hiểm để lại cố tật nhẹ. Khoản 2, 104, 2-7 năm. Sau đó tòa xử 2 năm treo, thử thách 36 tháng. Nội dung ở phần màu đỏ (*) không có trong lời khai và cáo trạng VKS vì lúc đầu bị cáo không muốn làm to chuyện.
Vừa rồi, một người chiếm đoạt xe máy của em tôi bị tòa án cấp phúc thẩm xử y án về tội cưỡng đoạt tài sản.
Tôi theo dõi phiên tòa thấy tòa nhận định: Hành vi của bị cáo có dấu hiệu của tội cướp tài sản bởi bị cáo đã dùng dao khống chế nạn nhân. Khi bị nạn nhân phản ứng thì hung thủ đánh khiến nạn nhân sợ không dám kêu la. Việc nạn nhân tự ý đưa xe máy cho bị cáo không phải là tự nguyện nên bị cáo có dấu hiệu phạm tội cướp tài sản chứ không phải cưỡng đoạt. Tuy nhiên, vì nạn nhân chỉ kháng cáo đòi bồi thường giá trị chiếc xe máy nên tòa chỉ có thể chấp nhận phần kháng cáo này chứ không thể đổi tội danh của bị cáo từ cưỡng đoạt sang tội cướp (một tội danh nặng hơn) được. Tôi rất thắc mắc vì sao thấy rõ là tội cướp mà tòa không thể xử tội này?
Đào Ngọc Thu (Long Thành, Đồng Nai)
(PLO)- Những bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực thi hành.
Vừa qua, tòa án huyện xử sơ thẩm buộc bị đơn phải trả lại cho tôi 120 triệu đồng và 30 m2 đất. Phía bị đơn kháng cáo không chịu trả lại 30 m2 đất, còn phần tiền thì họ không kháng cáo. Giờ tôi xin thi hành án số tiền 120 triệu đồng trước được không hay là phải chờ tòa xử phúc thẩm rồi mới được yêu cầu thi hành án?
Tuyen Le ([email protected])
Chồng tôi bị bắt vì tội đánh bạc, tại nơi đánh bạc chồng tôi đã bị thu giữ hơn 30 triệu đồng cả tiền mặt và hiện vật. Chồng tôi bị tòa sơ thẩm kết án 8 tháng tù giam. Trong gia đình tôi, chồng tôi là lao động chính, tôi không có công ăn việc làm, một mình chồng tôi phải đi làm nuôi bố mẹ già và con nhỏ, đồng thời chồng tôi chưa có tiền án, tiền sự. Xin hỏi chồng tôi có thể kháng cáo lên tòa án xét xử phúc thẩm để hưởng án treo được không?
Trong vụ án “Cố ý gây thương tích” Tòa án buộc tôi phải bồi thường cho bên bị hại 15.000.000 đồng. Tôi chưa đồng tình với quyết định của Tòa án, và đang có kháng cáo để yêu cầu Tòa án xét xử phúc thẩm. Vụ án chưa được giải quyết nhưng cơ quan Thi hành án đã ra quyết định và thông báo yêu cầu tôi thi hành án. Xin hỏi việc này cơ quan thi hành án có làm sai quy định không?
Hoàng Đình Thành (Nha Trang)
Ông M làm đơn khởi kiện quyết định số 1604/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân về thu hồi quyết định công nhận quyền sử dụng đất trước đó cho gia đình ông. Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án bác yêu cầu khởi kiện của ông. Ông làm đơn kháng cáo lên tòa án cấp trên. Khi chuẩn bị diễn ra phiên tòa phúc thẩm thì Uỷ ban nhân dân lại ban hành quyết định số 2209/QĐ-UB với nội dung thu hồi quyết định số 1604/QĐ-UB trước đó. Vậy ông M cần làm gì?
Ông T bị tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện trong một vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định của Uỷ ban nhân dân về việc thu hồi và huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho gia đình ông. Mặc dù không đồng ý với quyết định sơ thẩm của Toà án nhưng do bị bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện nên ông T không thể nộp đơn kháng cáo đúng thời hạn. Xin cho hỏi nếu ông T làm đơn kháng cáo quá hạn có được Toà án chấp nhận hay không?
Tôi không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm khi tuyên bác đơn khởi kiện của tôi đồng thời giữ nguyên quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã về việc thu hồi đất nhà tôi để thực hiện dự án chợ trung tâm. Tôi muốn kháng cáo bản án này lên tòa án cấp trên. Vậy trong đơn kháng cáo của tôi cần phải ghi những nội dung gì và tôi phải nộp đến đâu?
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện việc Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận đơn kháng cáo và cho người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nhưng người này lại không có quyền kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết thế nào?
Trường hợp đương sự có đơn kháng cáo, cấp phúc thẩm không chấp nhận nội dung kháng cáo, nhưng vẫn sửa bản án sơ thẩm do Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án không đầy đủ hoặc sửa bản án theo kháng nghị của Viện kiểm sát về những nội dung khác không liên quan đến kháng cáo. Trong trường hợp này, người kháng cáo có phải chịu án phí phúc thẩm không?
Con trai tôi phạm tội trộm cắp, tòa sơ thẩm tuyên cháu 10 năm tù. Tôi thấy mức án ấy quá nặng với con trai tôi, muốn giảm nhẹ cho cháu tôi phải làm gì?
Con trai tôi 16 tuổi, trong một lần gây gổ với bạn bè, cháu đã thiếu kiềm chế, dùng dao đâm chết người. Vụ án sắp được đưa ra xét xử. Tôi nghe nói nếu sau khi xét xử, thấy tòa tuyên án nặng, là có quyền làm đơn kháng cáo. Xin giải thích cho tôi hiểu thêm về việc này.