Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức?
Ngày 01/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2024 về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024; trong đó có những nội dung quyết nghị liên quan đến dự án Luật Nhà giáo.
Theo đó, tại Mục 5 Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2024 có nêu cụ thể về dự án Luật Nhà giáo như sau:
5. Về dự án Luật Nhà giáo
[...]
Chính phủ đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan liên quan, tích cực chuẩn bị, trình dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật này cần lưu ý một số nội dung sau:
- Bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật tại Nghị quyết số 95/NQ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2023 của Chính phủ.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua; có lộ trình, bước đi phù hợp, bảo đảm tính khả thi và nguồn lực để thực hiện; bảo đảm đúng nguyên lý và nội hàm của quản lý nhà nước, giảm tối thiểu những việc làm cụ thể không phải quản lý nhà nước; tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này; quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước;[....]
[...]
Theo đó, do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
Dự án Luật Nhà giáo: Sẽ tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức? (Hình từ Internet)
Lương nhà giáo theo Kết luận 91 được xếp ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?
Tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" có quy định như sau:
[...]
6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.
[...]
Như vậy, theo tinh thần Kết luận 91-KL/TW năm 2024, trong thời gian sắp tới, thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.
Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Điều 9. Yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Như vậy, việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?