Anh T và chị C lấy nhau đã 12 năm nhưng không có con, họ đã đi đến quyết định xin nhận cháu D 13 tuổi con một người hàng xóm đông con làm con nuôi. Được vài năm, do điều kiện kinh tế của hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn nên anh chị quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi với cháu D và trả lại quyền nuôi dưỡng cho cha mẹ đẻ của cháu. Vậy hậu quả pháp lý của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi sẽ được giải quyết như thế nào?
Cháu M là trẻ bị bỏ rơi tại xã T. UBND xã T đã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi. Bà L thường trú tại thị trấn X muốn nhận cháu M làm con nuôi (bà L có đầy đủ điều kiện về nhận nuôi con nuôi). Bà L đến UBND thị trấn X làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi nhưng Uỷ ban nhân dân thị trấn X hướng dẫn bà L về làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại UBND xã T. Hướng dẫn của UBND thị trấn X đúng hay sai?
L được vợ chồng ông, bà D nhận nuôi từ lúc lên 5 tuổi, được cho ăn học đỗ đạt đến Tiến sỹ, hiện công tác tại Hungari. Thương bố mẹ nuôi, anh chăm chỉ làm việc, dành dụm, tích góp tiền gửi về để bố mẹ có thêm tiền chi tiêu, chăm sóc sức khỏe. Số tiền còn lại L nhờ bố mẹ nuôi mua được một ngôi nhà 4 tầng khang trang, đăng ký tên anh, để khi nào về nước L ở. Sợ khi L về nước, số tài sản này phải trả lại cho L, các con đẻ ông bà D bàn với bố mẹ làm đơn xin chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với L với lý do con nuôi đã trưởng thành, có học hành đỗ đạt, có công ăn việc làm tử tế. Ông bà D không muốn vậy nhưng các con ép quá đành phải nghe nhưng ông tuyên bố dứt khoát: Ngôi nhà và tài sản mua được từ tiền của L gửi về ông sẽ giao lại toàn bộ cho L. Các con ông không chịu và cho rằng: khi đã chấm dứt việc nuôi con nuôi thì mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng hoàn toàn chấm dứt. Các con đẻ ông, bà D nói như vậy đúng hay sai?
Vì đông con và kinh tế gia đình quá khó khăn nên vợ chồng ông D đồng ý cho cháu N 10 tuổi về làm con nuôi ông C (ông C có đủ điều kiện để nhận nuôi). Khi đến UBND xã đăng ký việc nuôi con nuôi thì ông D và N đều không đến vì ngại mang tiếng đem con đi cho. Vì vậy, UBND xã không thực hiện đăng ký. Việc UBND xã không thực hiện đăng ký là đúng hay sai? Pháp luật quy định về trình tự đăng ký nuôi con nuôi như thế nào?
Trường hợp cô ruột nhận cháu làm con nuôi có được không? Căn cứ điều kiện nhận con nuôi thì đúng nhưng trên thực tế bố mẹ cháu còn sống và chỉ mới có 1 con (là cháu), hoàn cảnh kinh tế bình thường. Gia đình cô giàu có, cô có 2 người con một trai, một gái. Tôi hơi băn khoăn về mục đích nhận con nuôi nhưng không biết lấy lý do gì để từ chối không cho nhận con nuôi. Xin Cơ quan có thẩm quyền tư vấn để tôi sớm trả lời cho công dân.
Vợ chồng em trai tôi ly hôn, cả hai đều không có khả năng nuôi con. Vì vậy ông nội năm nay 58 tuổi, của hai cháu muốn nhận con nuôi có được không? Thủ tục như thế nào?
Tôi có đến một chùa ở Hà Nội và muốn nhận 1 bé bị bỏ rơi làm con nuôi. Vì bé có sức khoẻ không tốt và cần sự chăm sóc đặc biệt nên tôi đã đặt vấn đề xin bé về nuôi dưỡng. Nhưng sư trụ trì ở chùa không đồng ý và không nêu rõ lý do hợp lý. Tôi có đầy đủ điều kiện để đứng ra nhận con nuôi. Trong trường hợp này, tôi cần phải nhờ đến cơ quan chức năng nào để được nhận nuôi dưỡng bé, đảm bảo cho bé có điều kiện chăm sóc tốt và một môi trường sống đầy đủ. Xin cảm ơn.
Tôi năm nay 30 tuổi, độc thân, tôi muốn nhận nuôi một cháu bé ở Làng SOS làm con nuôi, vậy xin hỏi tôi cần đáp ứng những điều kiện gì để được nhận nuôi con nuôi?