Cho tôi hỏi về việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cho việc áp dụng KHCN vào chăm sóc cây trồng. Anh em nhà tôi có 12 hecta đất canh tác có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hiện đang canh tác các loại cây có múi nhưng SX theo qui trình thủ công nên quá cực nhọc, không kiểm soát được chất lượng SP cây trồng nên khó đáp ứng được tiêu chuẩn là SP sạch. Nhằm giảm chi phí nhân công và nhất là giảm chi phí đầu vào như thuốc BVTV, phân bón dưỡng cây cũng như nguồn nước tiêu thụ. Tôi đã thiết kế hệ thống tưới và phun thuốc tự động sao cho cây được hấp thu nhiều nhất mà không lãng phí như cách làm thủ công, hệ thống nầy được điếu khiển từ xa thông qua sóng di động, vẫn biết rằng điều nầy là không mới trên thế giới cũng như VN ta nhưng do chi phí đầu tư ban đầu quá lớn mà người nông dân chúng tôi không đủ điều kiện đầu tư, nay tôi thiết kế hệ thống trên với chi phí thấp nhất khoảng 40tr/hecta cho hệ thống tưới và 60tr/hecta cho hệ thống phun thuốc BVTV, dưỡng cây chưa tính đến hệ thống điện lưới để vận hành. Đó cũng là nguồn đầu tư quá lớn đối với gia đình chúng tôi, vậy cho tôi xin hỏi: làm cách nào để được tiếp cận nguồn vốn trên và thủ tục ra sao cũng như những ưu đãi mà người nông dân được hưởng trong chính sách hiện hành. Trân trọng và mong đươc hồi âm. (Đoàn Văn Trung)
Anh Kim ở xã H, huyện Phong Điền hỏi : Anh là nông dân, có bốn người con đi học nên điều kiện kinh tế của gia đình rất khó khăn. Anh đã vay vốn theo chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên để cho các con đi học. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, anh chưa trả được nợ. Vậy, anh có thể gia hạn việc trả nợ được không?
Gia đình ông Đinh Xuân Thiết (Đắk Lắk; email: dha762@g...) thuộc hộ nghèo, có 5 người con học CĐ, ĐH nên được vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Hiện nay, 2 người con đầu của ông Thiết đã tốt nghiệp nhưng do chưa có công việc ổn định nên chưa thể trả nợ khoản vay.
Năm 2014, gia đình ông Thiết đã làm hồ sơ vay vốn đi học cho 3 người con tiếp theo nhưng không được giải quyết với lý do gia đình chưa trả nợ khoản vay cũ.
Ông Thiết đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để gia đình ông được tiếp tục vay vốn của Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
Gia đình sinh viên Trần Ngọc Hân (Tiền Giang) vay vốn theo Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Cái Bè (Tiền Giang) từ năm 2011 đến năm 2013.
Tổng số tiền vay 4 đợt là 40 triệu đồng với mức lãi suất từ 0,5 - 0,65%/tháng.
Trước khi nhận tiền của đợt vay sau, gia đình đều thực hiện trả lãi số tiền vay đợt trước. Ngày 26/8/2014, sinh viên Hân tốt nghiệp đại học nhưng đến nay chưa tìm được việc làm.
Vừa qua, Ngân hàng thông báo gia đình phải trả lãi khoản vay tính đến ngày trả hết nợ gốc (ngày 20/4/2015).
Sinh viên Hân đề nghị giải đáp, mức lãi suất và thời hạn trả nợ khoản vay như Ngân hàng yêu cầu có phù hợp quy định không?
Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc (jasperwayne283@...) hỏi, khi vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên mà không đăng ký trả lãi theo tháng hoặc quý thì khi có việc làm, tiền lãi có bị cộng vào tiền gốc không? Nếu có thì cộng vào theo tháng hay theo quý?
Ông Lưu Quang Biên (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đứng tên vay vốn Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên cho 2 người con là Lưu Thị Hồng Tuyết và Lưu Nguyễn Tuân từ năm 2007 đến năm 2013 tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lập Thạch, tổng số tiền vay là 67.900.000 đồng.
Trong khoản vay này, 15.000.000 đồng được tính lãi suất 0,65%/tháng, 52.900.000 đồng lãi suất 0,5%/tháng đối với tháng đủ 30 ngày. Tháng có 28 ngày thì số tiền lãi là 351.208 đồng, với tháng 31 ngày là 387.408 đồng.
Ông Biên đề nghị giải đáp về cách tính lãi suất như trên của Ngân hàng và hạn trả nợ đối với khoản vay của sinh viên Lưu Thị Hồng Tuyết.
Tôi muốn vay vốn tín dụng đối với học sinh viên thì phải có những điều kiện gì? Mức vốn cho vay là bao nhiêu? – Nguyễn Trường Nguyên (truongnguyen***@gmail.com).
Gia đình sinh viên Trần Ngọc Hân (Tiền Giang) vay vốn theo Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Cái Bè, Tiền Giang từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng số tiền vay 4 đợt là 40 triệu đồng với mức lãi suất từ 0,5%/tháng đến 0,65%/tháng.
Trước khi nhận tiền của đợt vay sau, gia đình đều thực hiện trả lãi số tiền vay đợt trước. Ngày 26/8/2014, sinh viên Hân tốt nghiệp đại học nhưng đến nay chưa tìm được việc làm. Vừa qua, Ngân hàng thông báo gia đình phải trả lãi khoản vay tính đến ngày trả hết nợ gốc (ngày 20/4/2015).
Sinh viên Hân đề nghị giải đáp, mức lãi suất và thời hạn trả nợ khoản vay như Ngân hàng yêu cầu có phù hợp quy định không?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Phú (Hà Tĩnh), năm 2006 gia đình ông vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên, thời hạn trả nợ là ngày 22/11/2014. Ngày 8/7/2014, ông Phú đã trả nợ trước hạn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hương Sơn khoản vay này, tuy nhiên ông không được tính giảm lãi suất cho vay 50% theo quy định.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Phú đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp, Ngân hàng yêu cầu gia đình ông trả đủ 100% lãi suất có đúng quy định không?
Xin luật sư tư vấn về một số chính sách cho vay vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay đối với hộ gia đình cũng như đối với tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hạn mức vay cho từng ngành nghề, các khoản phí, lệ phí khi được vay vốn, cơ chế đảm bảo tiền vay... Đây là những vấn đề người nông dân chúng tôi đang rất quan tâm.
Gia đình ông Nguyễn Văn Tiếp (Tuyên Quang) thuộc hộ nghèo, có 2 người con đang đi học nên được vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Các mức lãi suất vay vốn từ năm 2009-2012 đều trong khoảng từ 0,5%/tháng đến 0,65%/tháng. Vậy, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho gia đình ông Tiếp có đúng quy định không?
Xin luật gia cho biết chính sách tín dụng đối với hộ gia đình nghèo vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn vay vốn để trồng rừng, phát triển sản xuất, với mục đích xóa đói, giảm nghèo. Tôi muốn hỏi về hạn mức cho vay và thời hạn cho vay trồng rừng và chăn nuôi gia cầm. Mong luật gia quan tâm hướng dẫn.
Tôi là chủ nhiệm HTX liên kết trồng cây dược liệu, rau sạch và thu mua nông sản cho người dân. HTX đã hoạt động 2 năm nay và hiện đang mở rộng dự án. Tôi xin hỏi, chính sách tín dụng của Nhà nước đối với HTX như chúng tôi cụ thể thế nào? Quê tôi thuộc vùng hay bị thiên tai, vậy khi xảy ra thiệt hại thì có chính sách ưu đãi ra sao?
Từ năm 2010-2013, sinh viên Đặng Thị Hoa (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) học hệ cao đẳng và vay vốn theo Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Hiện nay, sinh viên Hoa đang học liên thông lên đại học và vẫn tiếp tục vay vốn theo Chương trình này. Vậy, thời hạn trả nợ gốc khoản vay khi học cao đẳng được tính như thế nào?
Gia đình bà Đoàn Thị Ngọ ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có vay vốn từ Chương trình tín dụng HSSV cho con là Nguyễn Văn Đoàn học Đại học, sau đó sinh viên Đoàn mắc bệnh và chết. Vậy, gia đình bà Ngọ có được miễn, giảm tiền vay vốn không?