Tra cứu hỏi đáp Thi hành án

Hỏi đáp pháp luật Yêu cầu thi hành án dân sự để bồi thường thiệt hại 11:01 | 06/09/2016

Chồng tôi bị chết sau một tai nạn. Do không biết bị can có tài sản nên gia đình tôi chấp nhận để Nhà nước xử lí bị can phạt tù. Nhưng hiện nay với lí do bị ốm bị can đang được ra ngoài điều trị nên hiện tại không phải thực hiện án tù. Nay gia đình tôi biết thông tin bị can có bìa đỏ. Gia đình tôi muốn làm thủ tục cưỡng chế tài sản để bắt bị can bồi thường cho gia đình tôi. Vậy thủ tục và trình tự làm phải như thế nào và nếu gia đình bị can cố y tẩu tán tài sản trong thời gian gia đình tôi xác minh gửi Tòa án mà gia đình bị can làm giấy chuyển nhượng đất thì có được công nhận không?

Hỏi đáp pháp luật Tiền trợ cấp thương binh có được khấu trừ để thi hành án 17:29 | 05/09/2016

Bà tôi phải thi hành án trả nợ khoản tiền 5.000.000 đồng nhưng chưa có khả năng thi hành, bên được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án quyết định khấu trừ tiền thương binh trợ cấp hàng tháng của bà tôi để thi hành án trả nợ hàng tháng (vì bà tôi không có tài sản gì khác). Vậy xin hỏi: - Việc yêu cầu trừ từ tiền thương binh của người được thi hành án như vậy có đúng không? - Hiện nay có văn bản pháp luật nào quy định không được khấu trừ tiền thương binh để thi hành án không? - Nếu bà tôi đồng ý để cơ quan thi hành án được khấu trừ thì cơ quan thi hành án làm thủ tục khấu trừ có được không? Tôi rất mong sớm có câu trả lời để hướng dẫn cho bà tôi.

Hỏi đáp pháp luật Thi hành án theo thỏa thuận của các đương sự 15:19 | 05/09/2016

Bản án của Toà án nhân dân quận B tuyên buộc mẹ tôi phải trả cho ngân hàng C số tiền 175.000.000 đồng (không tuyên tính lãi chậm thi hành án). Quá trình thi hành án, do tài sản kê biên không bán được, mẹ tôi và ngân hàng đến cơ quan Thi hành án dân sự quận B thoả thuận số tiền phải trả là 200.000.000 đồng do ngân hàng yêu cầu trả lãi theo hợp đồng vay, mặc dù trước đó Chấp hành viên có giải thích việc bản án không tuyên tính lãi. Sau đó, Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận việc thoả thuận của mẹ tôi với ngân hàng sau khi đã giải thích và mẹ tôi cũng nộp đủ số tiền 200.000.000 cho ngân hàng. Nay tôi muốn lấy lại số tiền chênh lệch 25.000.000 đồng so với án tuyên có được không? Việc Chấp hành viên lập biên bản ghi nhận sự thoả thuận trả tiền giữa mẹ tôi và ngân hàng là đúng hay sai? Có vi phạm pháp luật hay không? Rất mong nhận được câu trả lời. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Quy định về mức án phí không có giá ngạch để miễn, giảm thi hành án dân sự 14:57 | 05/09/2016

Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định: Người phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước đã thi hành được ít nhất bằng 1/20 khoản phải thi hành, nhưng giá trị không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Thi hành án dân sự. Xin hỏi: mức án phí không có giá ngạch có phải là 200.000 đồng theo quy định hiện hành không? Hay là mức án phí không có giá ngạch tương ứng với thời điểm ban hành bản án (ví dụ như 15.000 đồng hay 50.000 đồng).

Hỏi đáp pháp luật Thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án 11:14 | 05/09/2016

Vụ kiện tranh chấp quyền sử dụng đất gắn với nhà ở của gia đình tôi diễn ra nhiều năm nay, lúc đó giá trị tài sản rất thấp so với hiện nay. Nay bản án đã có hiệu lực pháp luật và chuẩn bị thi hành thì luật quy định như thế nào về định giá tài sản và các thủ tục tiếp theo?

Hỏi đáp pháp luật Quy định kê biên tài sản để thi hành án 11:14 | 05/09/2016

Khoản tiền Tòa án buộc ông A phải thi hành đối với tôi là gần 300 triệu đồng, ông không tự nguyện thi hành mà căn nhà của ông đã bị bán mất. Hiện tại ông ấy nói không có khả năng để thi hành án. Xin hỏi pháp luật có quy định can thiệp vào trường hợp này như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Người phải thi hành án không có tài sản thì phải làm thế nào? 11:14 | 05/09/2016

Nguyên vào cuối năm 2009 tôi có cho một số bạn bè mượn một số tiền, cụ thể một người mượn 150 triệu (bằng vàng tương đương 6 lượng SJC), một người mượn 800 triệu lúc đầu là góp vốn kinh doanh, sau 3 tháng tôi rút vốn và anh ta làm giấy mượn tạm lại với lãi suất 2%/tháng và người này đã mất khả năng thanh toán do làm ăn thua lỗ và chờ thanh lý tài sản. Còn người kia, mượn tôi 6 lượng vàng SJC (có biên nhận mượn tiền) và thực tế tôi vì giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn cũng không lấy lãi, hạn trả là 30 ngày. Nhưng đến hơn 6 tháng vẫn không trả và có thái độ thách thức mặc dù tôi rất tế nhị và chưa bao giờ có hành động hay lời nói gì xúc phạm bạn mình. Đến lúc tôi không thể kềm lòng nữa và gửi đơn kiện đến toà án dân sự thị xã và nộp án phí là 4,5 triệu đồng. Bạn tôi vắng mặt và lần 2, lần 3 cũng thế bạn tôi đếu vắng mặt và cũng không có người đại diện. Sau đó, tôi cũng nhận được quyết định thi hành án. Một thời gian sau vì do công việc tôi cũng không để ý đến và tôi nhận được một phản hồi từ Toà án nội dung đại khái: .... do ông (bà)........ không đủ khả năng để thi hành án nên huỷ quyết định thi hành án.... Xin hỏi Luật sư trường hợp của tôi là thế nào? thật sự tôi cũng không muốn đòi lại số tiền đó vì tôi biết hoàn cảnh của bạn tôi hiện nay rất khó khăn. Nhưng tôi muốn xin được luật sư giải thích dùm như bạn tôi đã mất  khả năng thanh toán thì... không thanh toán hay có thể chịu trách nhiệm cưỡng chế hay phạt tù, giáo dục... với số tiền trên không? Xin chân thành cám ơn.

Hỏi đáp pháp luật Cưỡng chế thi hành án đối với trường hợp Tòa án tuyên xử lý tài sản bảo đảm thi hành án 11:13 | 05/09/2016

Bà A thế chấp bất động sản X để vay vốn ngân hàng. Do vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên ngân hàng đã khởi kiện, yêu cầu phát mãi tài sản bảo đảm. Theo bản án của Tòa tuyên trong trường hợp A không trả nợ đầy đủ cho ngân hàng thì được phát mãi tài sản bảo đảm để trả nợ. Bản án có hiệu lực pháp luật, ngân hàng yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm, cơ quan thi hành án vẫn chưa thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản với lý do Bà A không hợp tác, không cho Chấp hành viên xác minh tài sản thực tế (cản trở không cho đo vẽ sơ đồ hiện trạng tài sản), có hành vi lăng mạ, xúc phạm Chấp hành viên. Cơ quan thi hành án đã trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và Viện kiểm sát nhân dân chỉ đồng ý cho cưỡng chế, kê biên tài sản nếu tài sản được xác minh đo vẽ thực tế. Vậy, trong trường hợp này, cơ quan thi hành án có thực hiện cưỡng chế, kê biên cùng thời điểm với việc đo vẽ được không? Nếu cơ quan thi hành án không tiến hiện cưỡng chế, kê biên tài sản do người phải thi hành án chống đối, cản trở không cho đo vẽ tài sản thì có vi phạm quy định pháp luật không? Việc Viện kiểm sát không đồng ý cho cơ quan thi hành án cưỡng chế, kê biên tài sản vì tài sản chưa được đo vẽ thực tế có đúng quy định pháp luật không? Để tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản thì theo quy định trong trường hợp này cần thực hiện như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Cách tính lãi suất khi thi hành án cho Ngân hàng? 11:13 | 05/09/2016

Bản án buộc ông B có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng số tiền 500.000.000 đồng. 1. Khi nào người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án? 2. Ngoài số tiền phải trả còn phải tính đến phần lãi suất chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố không? Đại diện Ngân hàng là bên được thi hành án vẫn tính lãi suất theo cách tính lãi cho vay của mình cũng như tính lãi theo cách lãi suất quá hạn là đúng hay sai? Trong trường hợp này tính lãi suất như thế nào vì lãi suất cho vay của ngân hàng cao hơn lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố? Văn bản pháp luật nào điều chỉnh cách tính lãi khi thi hành án cho Ngân hàng?

Hỏi đáp pháp luật Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án khi yêu cầu thi hành án 11:13 | 05/09/2016

Tôi là người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích, thiệt hại 17% sức khỏe. Bị cáo bị phạt 30 tháng tù giam và Tòa án đã tuyên phạt bị cáo phải bồi thường cho tôi số tiền là 17.550.000 đồng. Tôi làm đơn yêu cầu thi hành án nhưng bị cáo vẫn đang đi cải tạo và bị cáo là sinh viên chưa có tài sản riêng, vẫn phụ thuộc gia đình. Nhưng trong mẫu đơn yêu cầu thi hành án lại có dòng Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án. Vậy, tôi xin hỏi trong trường hợp của tôi thì dòng Thông tin tài tản của người phải thi hành án thì tôi phải viết như thế nào? Liệu trường hợp của tôi có được giải quyết không?

Hỏi đáp pháp luật Cưỡng chế tài sản của công ty tại chi nhánh để thi hành án 11:13 | 05/09/2016

Nội dung bản án tuyên công ty TNHH A có nghĩa vụ phải trả số tiền là 100.000.000 đồng cho công ty B. Quá trình xác minh được biết công ty TNHH A không có điều kiện để thi hành án, nhưng Chi nhánh của công ty TNHH A có điều kiện để thi hành án. Vậy cơ quan THADS có được cưỡng chế tài sản của Chi nhánh công ty TNHH A hay không? Nếu được, thì phải ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án đối Công ty hay là Chi nhánh công ty? Trường hợp xác minh công ty TNHH A có vốn điều lệ 2 tỷ, nhưng xác minh tài khoản của công ty không có tiền thì phải xử lý như thế nào?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào