Tra cứu hỏi đáp Nhà giáo

Hỏi đáp pháp luật Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy 14:57 | 15/09/2016
Bà Trần Thanh Giang (giang09ktkthg@...) là giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Hà Giang. Tháng 9/2012 bà Giang được cử đi học lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và không được hưởng phụ cấp đứng lớp. Bà Giang hỏi, nhà trường làm như vậy có đúng quy định không?
Hỏi đáp pháp luật Thời gian nhà giáo được hưởng bảo lưu phụ cấp ưu đãi 14:56 | 15/09/2016
Ông Hà Văn Long nhận quyết định điều động về công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình từ ngày 1/1/2015, được bảo lưu phụ cấp ưu đãi giáo dục. Tuy nhiên, ngày 1/6/2015, địa phương đã cắt hưởng chế độ này của ông Long. Theo giải thích của địa phương, Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục chỉ có hiệu lực đến ngày 31/5/2015. Ông Long đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, trường hợp của ông có được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp đủ thời gian 36 tháng được điều động không?
Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo chuyển lên phòng GD&ĐT được bảo lưu phụ cấp ưu đãi 14:56 | 15/09/2016
Tôi là giáo viên trường mầm non công lập. Tháng 9/2014, tôi được luân chuyển về phòng GD&ĐT, không giữ chức vụ lãnh đạo và được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo. Tôi được bảo lưu phụ cấp trên đến ngày 31/5/2015 hay là được bảo lưu đủ 36 tháng kể từ ngày có quyết định luân chuyển công tác? – Phùng Phương Hoa (phungphuonghoa***@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo điều động được bảo lưu phụ cấp đủ 36 tháng 14:43 | 15/09/2016
Vợ ông Nguyễn Văn Năng (Kiên Giang) là hiệu trưởng trường mầm non công lập. Tháng 4/2014, vợ ông có quyết định luân chuyển về Phòng Giáo dục và Đào tạo, không giữ chức vụ lãnh đạo và được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo. Ngày 1/6/2015, bộ phận kế toán của cơ quan thông báo, từ tháng 6/2015, vợ ông Năng không được hưởng chế độ nữa vì Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục đến ngày 31/5/2015 là hết hiệu lực. Ông Năng hỏi, trường hợp của vợ ông chỉ được hưởng phụ cấp đến hết ngày 31/5/2015 có đúng không hay tiếp tục được hưởng cho đến đủ 36 tháng theo Điều 3 Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg?
Hỏi đáp pháp luật Chính sách với nhà giáo 08:05 | 15/09/2016
Tôi là cán bộ quản lý ngành giáo dục được điều động lên vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Hết hạn 5 năm nhưng vì tổ chức chưa sắp xếp được nên tôi vẫn ở lại công tác chưa được về nơi cũ. Xin hỏi khi chưa được điều động thì tôi được hưởng chế độ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chính sách đối với nhà giáo 08:03 | 15/09/2016

Tôi là giáo viên cấp 1, công tác ở vùng có điều kiện khó khăn được trên 5 năm. Theo quy định, tôi được điều động lên vùng khó khăn là 5 năm nhưng do hiện tại trường đang thiếu giáo viên nên tôi chưa được chuyển về đơn vị cũ. Xin hỏi trường hợp của tôi thì được hưởng chính sách mới thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ làm việc của nhà giáo 17:09 | 14/09/2016

Cán bộ quản lý trong trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề công lập có tham gia giảng dạy có được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg không?

Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo vùng điều kiện khó khăn 16:11 | 14/09/2016

Tôi công tác trong ngành giáo dục tại một huyện đảo đã hơn 5 năm (tức là quá thời hạn luân chuyển) nhưng do tổ chức chưa sắp xếp được nên tôi vẫn tiếp tục công tác ở huyện đảo và có ý định đưa vợ con cùng ra huyện đảo sinh sống. Tôi muốn luật gia cho biết về chính sách đối với trường hợp của tôi.

Hỏi đáp pháp luật Chế độ với nhà giáo được cử đi nghiên cứu sinh 15:53 | 14/09/2016

Năm 2007, ông Vũ Danh Tuyên, giảng viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi nghiên cứu sinh tại nước ngoài theo Chương trình học bổng diện Hiệp định, thời hạn 4 năm. Do trường ông Tuyên theo học không tổ chức được Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp đúng thời gian nên nhà trường đề nghị gia hạn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gia hạn cho ông Tuyên 5 tháng. Hiện nay, ông Tuyên đã hoàn thành khoá học và quay lại trường công tác. Ông Tuyên đề nghị được giải đáp, thời gian nghiên cứu sinh tại nước ngoài có được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không? Trong thời gian gia hạn, chế độ được tính như thế nào? Thời gian hưởng 100% lương được tính từ thời điểm bắt đầu làm thủ tục tốt nghiệp tại Cục Đào tạo nước ngoài hay tính từ khi có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi về trường?

Hỏi đáp pháp luật Mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo về hưu 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Những nhà giáo về hưu có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì mức phụ cấp là bao nhiêu? * Hỏi: Tôi là nhà giáo đã về hưu năm 1997. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, với những nhà giáo về hưu như tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì mức phụ cấp là bao nhiêu? – Trần Xuân Sách, tỉnh Nam Định (trxuansach@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo trong biên chế mới được hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Hỏi: Trước đây tôi làm công nhân, đến năm 1988 chuyển sang ngành giáo dục, làm giáo viên dạy tiểu học của tỉnh Gia Lai. \Năm 1989 tôi được cử đi học tại Trường THSP Kon Tum (hệ 12+2). Năm 1991 ra trường về tiếp tục công tác tại trường. Trong thời gian đi học được hưởng nguyên lương, năm 1992 có quyết định hết thời gian tập sự. Vậy năm 1988 tôi có được tính thâm niên không. Trong khi đó có một số giáo viên cùng vào ngành như tôi nhưng không đi học tập trung mà lại vừa làm vừa đào tạo tại chỗ thì được tính thời gian công tác từ năm 1988? – Nguyễn Xuân Nhị (ngxuannhi@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Thời điểm tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo 15:47 | 14/09/2016
Bà Đinh Thị Hương (Bình Thuận; email: dthithuong16@...) giảng dạy tại Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 10/2005, đến tháng 5/2007 thì có quyết định công nhận hết tập sự và hưởng lương theo ngạch 15.111, tham gia đóng BHXH bắt buộc. Tháng 12/2012, bà Hương chính thức được bổ nhiệm vào biên chế. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà... Đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo Tháng 8/2013, bà Hương chuyển công tác về một trường chính trị của tỉnh khác, tại đây bà không được trường làm hồ sơ xét hưởng phụ cấp thâm niên. Cơ quan mới cho rằng thời gian bắt đầu tính thâm niên nhà giáo của bà Hương là từ tháng 12/2012, khi được bổ nhiệm vào biên chế chứ không phải sau thời gian hết tập sự. Bà Hương đề nghị giải đáp, trường hợp của bà được tính thâm niên nhà giáo như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo trong biên chế đủ 5 năm giảng dạy thì được hưởng phụ cấp thâm niên 15:46 | 14/09/2016
GD&TĐ - Giáo viên mầm non khi ra trường dạy ở trường mầm non công lập được 4 năm và đều đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó thì tuyển vào biên chế. Vậy thời gian dạy ở trong mầm non công lập 4 năm như trên vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cách hiểu như thế có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo trong biên chế, trực tiếp giảng dạy sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên 15:46 | 14/09/2016
Tôi là một giáo viên đang giảng dạy ở trường THCS. Tôi được ký hợp đồng vào ngành từ tháng 8/2008. Đến tháng 1/2010 tôi được tuyển dụng vào biên chế. Tôi trải qua thời gian tập sự là 14 tháng và đến tháng 3/2011 tôi nhận quyết định công nhận hết tập sự và bổ nhiệm vào ngạch viên chức. Vậy cho tôi hỏi quý báo đến nay (9/2014) trường hợp của tôi đã được hưởng phụ cấp thâm niên theo nghị định 54/2011/NĐ-CP hay chưa? - Hoàng Thị Nhung (hoangthianhcpk31.0713776@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã nghỉ hưu 15:45 | 14/09/2016
GD&TĐ - Tôi nguyên là Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Lương Tài (Bắc Ninh), nghỉ hưu hồi tháng 7/2005. Tôi có 39 năm 10 tháng đóng bảo hiểm xã hội (trong đó 8 năm 8 tháng là sỹ quan quân đội, trước khi nhập ngũ đã là giáo viên gần 3 năm). Tháng 4/2014 Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh có quyết định số: 1888/QĐ chi trả cho tôi 8,5 triệu đồng tiền trợ cấp theo Quyết định số: 52/QĐ-TTg. Thời gian tính hưởng hưởng là số năm còn lại sau khi đã trừ thời gian ở lực lượng vũ trang và ở phòng giáo dục. Nhưng tháng 7/2014, Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh lại có quyết định số 38/QĐ thu hồi lại tất cả sô tiền trên của tôi? Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ theo Quyết định số 52/QĐ-TTg hay không? Việc thu hồi tiền trợ cấp của tôi có đúng hay không? - Nguyễn Đức Nhi (xã Bình Định, Lương Tài, Bắc Ninh).
Hỏi đáp pháp luật Tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo 15:45 | 14/09/2016
Ông Trần Thanh Hà ký hợp đồng giảng dạy tại trường THCS công lập từ tháng 10/2009, hưởng 100% lương bậc 1, hệ số 2,10, đóng BHXH bắt buộc. Tháng 12/2012, ông Hà có quyết định tuyển dụng chính thức vào biên chế ngạch giáo viên trung học cơ sở, được miễn tập sự, hưởng 100% lương bậc 1, hệ số 2,10. Tháng 10/2013, ông Hà nhận quyết định nâng lương lên bậc 2, hệ số 2,41. Tính từ tháng 10/2009 đến tháng 10/2014 ông Hà đã có đủ 5 năm giảng dạy, nên ông đề nghị được hưởng phụ cấp thâm niên từ tháng 10/2014. Nhưng theo đơn vị trả lời ông phải trừ 12 tháng tập sự, đến 10/2015 mới đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên 5%. Ông Hà hỏi, đơn vị trả lời như vậy có đúng không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào