Hỏi đáp pháp luật về Thủ tục Tố tụng

Hỏi đáp pháp luật Hòa giải thành, nhưng bị đơn không thực hiện cam kết thanh toán 10:23 | 01/09/2016

Tòa mời lần thứ 3 thì bị đơn đến. Tại tòa bị đơn đề nghị sẽ thanh toán cho em 20 triệu/tháng, và sẽ thanh toán liên tục cho đến khi nào hết khoản tiền nợ ( Số nơ là : 272.446.500 đồng). Ngày bắt đầu thanh toán là 20/05/2015. Nhưng đến hạn vẩn không thanh toán, gọi điện không bắt máy, email không trả lời! Em phải làm gì để thúc ép bị đơn thanh toán theo cam kết?

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục xét xử sơ thẩm lại 10:17 | 01/09/2016

Người chị bên vợ của tôi có trường hợp tranh chấp đất. Nội dung chủ yếu của việc tranh chấp nầy là quyền thừa kế về thửa đât nông nghiệp khoảng 1800m2 do ông bà để lại cho người chị bên vợ của toi, và một căn nhà đã hư củ trên thửa đất nầy (nói là ngoi nhà nhưng thực ra bây giờ chỉ còn lại những viên đã xanh với giá trị còn lại không đáng kể - giá trị còn lại nây cũng đã được định giá qua hội đồng thẩm định giá). Chị  tôi đã được cấp giấy CNQSDD. Việc tranh chấp nầy rất vô lý vì có sự chạy án của bên nguyên đơn nên đã dẫn đến một bản án phúc thẩm rất vô lý và bât công, hơn thế nữa, thời hiệu khởi kiện đã hết (từ khi ông bà ngoại của chi tôi mất đến nay đã hơn 20 năm). Chị tôi đã làm đơn xin giám đốc thẩm gởi cho Tòa án Nhân Dân Tối Cao.  Tòa án Nhân Tối cao đã xét xử giám đốc thẩm và đã  hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh, đổng thời yêu cầu tòa án huyện xét xử sơ thẩm lại. TANDTC đã xác nhận là thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết đối với thửa đất nông ngiệp . Còn ngôi nhà chưa có chứng cứ rõ ràng là ngôi nhà do ông bà để lại hay là ngôi nhà được  làm sau nầy. Tôi nhận thấy đó là lý do mà quyết định giám đốc thẩm yêu cầu xét xử sơ thẩm lại. Quyết định Giám đốc thẩm cũng xác định là nếu ngôi nhà mà do ông bà để lại thì cũng đã hết thời hiệu. Tòa án huyện đã có quyết định thụ lý vị án nói trên ( xét xử sơ tham lại) . quyết định thụ lý vào tháng 10 năm 2010. Từ đó đến nay đã khá lâu. Dường như tòa án huyện đã có quyết định đưa vụ việc ra xét xử từ hơn ba tháng nay. Thế mà đến nay cũng chưa thấy gì Theo sự hiểu biết của tôi thì thời gian tôi đa là 8 tháng kêt từ lúc có quyết định thụ lý vụ án cho đến lức có phiên tòa xét xử vụ án. Đó là thời gian tối đa kể cả thời gian gia hạn vì khó khăn khách quan , hoặc tính chất phức tap của vụ án…( theo điều 179 của Luật Tố tụng dân sự ). Như vậy, đến 20-6-2011 là đủ 8 tháng như nói trên, thế mà vẫn chưa có phiên tòa xét xử sơ thẩm lại. Tôi nhờ Ls cho tôi được biết là như vậy có dẫn đến điều gì tổn hại đế quyền lợi của chị tôi hay không? Như vậy có phải là bên nguyên đơn có cấu kết gì với tòa án để kéo dài thời gian, để có đủ thời gian làm biến thái vụ án đi hay không? Chị tôi cần phải làm gì trước sự kiện nầy. Xin chào và cảm ơn Ls.

Hỏi đáp pháp luật Người xét xử quen với bị đơn trong phiên tòa 10:17 | 01/09/2016

Năm 1991, gia đình tôi có thuê ruộng của ông Sáu với thời hạn 5 năm cho 2 mảnh 40 sào và 48 sào. Sau khi canh tác được 4 năm thì nhà ông Sáu cần tiền quyết định bán 1 mảnh 48 sào và gia đình tôi đã mua nó, sang tên và canh tác đến hiện nay. Do ruộng nhà tôi là ở gần nhất trong các dãi ruộng so với con kênh. Cách con kênh khoảng 100m ( đường trên 1.5m). Vì vậy, nhà tôi quyết định đào 1 đường ống âm từ ngoài kênh vào tới ruộng trên con đường đi đã hơn 10 năm nay để bơm nước vào ruộng. Các hộ gia đình khác vì ở xa so với con kênh nên đã xin nhà tôi 1 con mương để dẫn nước vào ruộng họ. Gia đình tôi đã đồng ý cho họ 1 con mương gần 1m và sử dụng hoàn toàn miễn phí vì nhà tôi sẽ chịu trách nhiệm bơm nước vào ruộng họ. Con mương được đào dọc theo con đường đi của chiều dài mảnh ruộng. Giáp con mương đó có một nửa ruộng tiếp giáp với ruộng nhà ông Thương bằng con đường 0.5m. Một nửa ruộng còn lại tiếp giáp với 2 hộ dân là đất thổ cư với con đường từ 1m ( 1/3 của đoạn này là nhà ông Dũng ) và đến 1.2m (2/3 của đoạn này là nhà của ông Bình) ( mới vừa đo thực tế). Vì con mương dẫn nước cho bà con hơi cạn nên mọi người sợ bơm nước sẽ lâu đầy ruộng nên nói nhà tôi là kêu máy cạp tới cạp cho mương sâu 1 chút để dẫn nước. Con đường chưa được trãi nhựa mà chỉ mới đổ đá xanh từ kênh vào đến đầu ruộng nhà tôi, khúc còn lại từ nhà ông Dũng đến ông Bình được trãi nhựa 0.5m. Trước đây từng xin ý kiến nhà tôi, nhà tôi đồng ý cho trãi nhưng có yêu cầu phải chừa lại khoang 10cm để tránh sau này mưa lâu dần sẽ hư con đường. Ông Bình có nói cho xin đổ nhựa sát qua phí con mương nhà tôi vì nhà họ trong hàng rào lâu năm đã de ra gần hết con đường nhưng vì nhà tôi không đi lại trên con đường đó mà chỉ khi nào đi thăm nom ruộng mới đặt chân lên đó nên cũng không quan tâm mấy. ( Lúc thời chúng tôi còn đi học thì từ năm 1991 đến 2003 tụi nhỏ xóm tôi và kể cả tôi đều đi qua con đường này nhưng sau này chúng tôi có đường ngoài kênh rộng hơn nên quyết định không đi con đường này cách nay gần 10 năm). Cũng xin nói thêm, nhiều năm trước nhà ông Dũng chặt hàng rào và xây lại hàng rào lấn ra con đường trên khúc đất nhà ông ra khoảng 10cm , mọi người ai cũng thấy nhưng không thèm quan tâm và nói gì vì cũng chẳng ảnh hưởng quyền lợi của ai. Mọi người đi ra con đường này chủ yếu cũng chỉ để thăm ruộng. Mà đặc điểm những dãi ruộng phía sau nhà tôi lại toàn là của nhà của bà con tôi trừ vài nhà không bà con nhưng cũng là lối xóm với nhau. Bây giờ nhà ông Bình quyết định xây con đường nhựa 1.5 cho bằng với khúc ngoài sông đi vào tới nhà ông Bình. Lần thứ 1, nhà ông Bình kiện gia đình tôi với lý do trời mưa và cạp đất làm sạt lỡ con đường nhưng gia đình tôi không cho bồi đất lên con đường sát với con mương. Tổ trưởng đã mời 2 bên gia đình và những người sống gần đó với tư cách hòa giải. Gia đình tôi có đồng ý với tổ trưởng là nếu con đường sạt lỡ đến đâu nhà tôi sẽ cho bồi với điều kiện như hiện trạng ban đầu của con đường. Lần thứ 2, nhà ông Bình liên kết nhà ông Dũng thưa nhà tôi với lý do con đường đó trước đây giáp với ruộng nhà tôi là 1.5m. Vì nhà tôi làm con mương và mưa sạt lỡ nên bây giờ nhà tôi phải bồi đất lên cho đủ 1.5m con đường để họ xây đường đi cho họ ( tức bảo nhà tôi đã chiếm hơn 30cm ). Nhà tôi nhất quyết không đồng ý và vẫn như ý kiến của lần 1 chỉ cho bồi khi trời mưa làm sạt lỡ con đường. Và trên xã cũng thống nhất ý kiến nhưng 2 gia đình họ không đồng ý vì cho rằng nhà tôi có quen biết nhiều người trên xã ( quen biết là 1 chuyện nhưng nhà tôi chưa bao giờ nghĩ là họ sẽ thiên vị với nhà tôi mà họ chỉ căn cứ vào pháp lý để xử) nên không đồng ý cách xử của xã vì gia đình ông Bình có đưa ra sổ đất bảo trên giáy tờ của nhà họ có con đường 1.5m. Lần thứ 3 họ kiện lên huyện yêu cầu xử lại. Bây giờ đang chờ huyện giải quyết. Ông Bình yêu cầu người của huyện sẽ đo đạc ruộng đất và họ chỉ định những người làm chứng. Xung quanh đó chỉ toàn là bà con nhà tôi nên họ yêu cầu 1 nhà ( không chơi với ai ngoài xã hội và dĩ nhiên là kể cả với nhà tôi nhưng cũng có đôi khi đi lại trên con đường đó) và 1 số người ở rất xa con đường, thậm chí chưa từng đặt chân lên con đường đó để làm chứng nhưng lại có qua lại với nhà họ. Vậy cho tôi hỏi: 1/ Nếu huyện mở ra phiên tòa nhưng có những người xét xử có quen biết ( không phải là bà con dòng họ ) với nhà ông Bình thì liệu xử có công bằng không vì nhà ông Bình có quen biết nên mới yêu cầu huyện xử? Mình có được quyền yêu cầu thay người xét xử không? 2/ Người làm chứng do họ chỉ định liệu họ có nhờ vả gì đó trong khi ra tòa khai thì nhà tôi sẽ thua kiện hay sao? 3/ Tại sao trên bản vẽ đất ruộng nhà tôi không thể hiện con đường giáp ranh đó mà nhà ông Bình có để giáp ranh con đường đó. 4/ Tất cả ruộng ở khu tôi là do xa quản lý và cấp giấy tờ, tại sao duy chỉ có nhà ông Bình giấy tờ đó lại do huyện cấp? 5/ Tại sao họ muốn làm đường rộng ra để nhà họ đi mà họ không dùng khoảng đất trống mà họ đã xây hàng rào dâm bụt đó mà lại yêu cầu nhà tôi bồi đất lên cho họ xây đường trong khi 1 nhà đã xây lại hàng dâm bụt lấn ra 10cm đó. Và nhà còn lại thì để hàng dâm bụt và bụi gai nhà tràn ra đường đi như thế? 6/ Năm 1992, dưới tôi được vô điện. Lúc bấy giờ cha tôi là tổ trưởng đồng thời cũng đang mướn ruộng nhà ông Sáu nên nhà ông Dũng và ông Bình có xin cấm 1 cây cột điện dưới ruộng nhà tôi ( vì lúc đó nhà tôi đang canh tác nên chỉ hỏi xin nhà tôi). Vì lúc đó không phải ruộng nhà của nhà tôi nên cha tôi vẫn cho cấm cột điện xuống. Bây giờ nhà tôi với lý do cột điện để dưới nước sẽ nguy hiểm đến con người nếu lỡ nhà tôi đang làm ruộng mà dây điện đứt rớt xuống giật chết người ai sẽ chịu trách nhiệm? Nếu trong lần xử thứ 3 nhà tôi yêu cầu bứng cột điện lên đất nhà 2 hộ đó có được không? Tại sao họ có đất, họ không cấm cột điện lên đất họ mà họ lại cấm xuống ruộng nhà tôi? Họ có nói chuyền với nhau rằng nhà tôi có yêu cầu họ cũng sẽ không đem lên thì làm gì họ? Mặt khác họ nói nếu cột điện của họ mà bứng lên thì nhà ông Dũng sẽ không cho nhà tôi bơm nước trên đường ống âm mà trước đây nhà tôi đã phải xin âm ống trên những nhà có ranh giới là con đường đó và họ đã đồng ý vì con đường đó là của chung xã hội và đường ống đó không nằm trên khúc đường nhà ông Dũng. 7/ Nhà tôi không sợ việc đo đạc ruộng đất có dư hay không mà nhà tôi chỉ sợ người ta đổi trắng thay đen xử gia đình tôi thua thì sao vì căn cứ trên giấy tờ nhà ông Bình có con đường 1.5m đó? Vậy gia đình tôi phải làm sao?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào