Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp nào?
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 9. Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách:
(i) Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích;
(ii) Thành viên là pháp nhân chấm dứt tư cách pháp nhân;
(iii) Thành viên không còn đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm c(i) khoản này;
(iv) Thành viên đã chuyển nhượng hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận cho ra khỏi thành viên quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
[...]
Theo đó, thành viên quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong các trường hợp dưới đây:
- Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung, trong đó:
+ Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên tối thiểu là 300.000 đồng và được quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân..
+ Mức vốn góp bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân..
- Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên.
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân bị khai trừ khỏi quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công chức có được làm thành viên quỹ tín dụng nhân dân không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 8. Điều kiện để trở thành thành viên
1. Đối với cá nhân:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
[...]
Như vậy, công chức có thể làm thành viên quỹ tín dụng nhân dân với điều kiện:
- Đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.
Thành viên quỹ tín dụng nhân dân có được chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho thành viên khác không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 12. Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
1. Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác. Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải được Hội đồng quản trị thông qua và đảm bảo các quy định sau:
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
[...]
Như vậy, thành viên quỹ tín dụng nhân dân được chuyển nhượng toàn bộ vốn góp cho thành viên khác nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Được Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân thông qua.
- Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
- Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đảm bảo tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên quỹ tín dụng nhân dân không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?