Hỏi đáp pháp luật về Giáo dục

Hỏi đáp pháp luật Hỗ trợ học sinh ăn trưa tại trường 15:53 | 14/09/2016

Gia đình tôi thuộc hộ nghèo, con tôi học lớp mẫu giáo 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn trưa là 120 nghìn/tháng. Cháu được hưởng từ tháng 9-12/2011; từ tháng 1-5/2012 không được hưởng vì lý do sang tuổi thứ 6. Cháu sinh 16/8/2006, đến 16/8/2012 cháu mới tròn 6 tuổi. Xin hỏi cháu học lớp mẫu giáo 5 tuổi có được hưởng hỗ trợ tiền ăn từ tháng 1-5/2012 khi cháu chưa đủ 6 tuổi không?

Hỏi đáp pháp luật Bộ GDĐT trả lời việc bình xét thi đua trong ngành 15:52 | 14/09/2016

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyễn Thị Minh Năm, nhân viên một trường THCS tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh một số nội dung mà bà Năm cho rằng còn chưa công bằng trong việc bình xét danh hiệu thi đua đối với viên chức ngành Giáo dục. Trong thư bà Năm nêu: "Cuối năm học, trường chúng tôi tiến hành bình xét danh hiệu thi đua đối với cán bộ viên chức, nhưng dường như các danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến chỉ dành cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, còn đối với các nhân viên thì thực sự là khó đạt được. Không phải vì chúng tôi lười biếng hay thiếu năng lực mà theo tôi nghĩ đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mới có thành tích cụ thể để bình xét, đánh giá còn đối với đội ngũ nhân viên tại trường học như thủ quỹ, kế toán, văn thư, thư viện... như chúng tôi, thì khó có thể nêu ra được thành tích cụ thể để được bình xét thi đua..." Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Năm đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ngành chức năng xem xét, có biện pháp để tạo sự công bằng hơn trong việc bình xét danh hiệu thi đua đối với đội ngũ viên chức của ngành Giáo dục.

Hỏi đáp pháp luật Cấp tiền miễn, giảm học phí khi có hồ sơ đề nghị 15:51 | 14/09/2016

Bà Cao Thị Hồng Ngọc có em gái là Cao Thị Ngà (xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hiện là sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc đối tượng được miễn học phí, nhưng mới nhận được tiền cấp bù học phí của học kỳ I năm học 2010 - 2011. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Ngọc đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết việc cấp bù tiền miễn học phí các năm học tiếp theo đối với trường hợp sinh viên Ngà.

Hỏi đáp pháp luật Về miễn, giảm học phí trong trường sư phạm 15:50 | 14/09/2016

Theo phản ánh của sinh viên Lệ, tuy học trường sư phạm nhưng do theo học chuyên ngành không phải là ngành sư phạm nên sinh viên Lệ phải đóng học phí. Căn cứ quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP, sinh viên Lệ thuộc đối tượng được miễn học phí do có hộ khẩu tại xã vùng cao. Tuy nhiên, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện không nhận giải quyết hồ sơ của sinh viên Lệ do sinh viên Lệ thuộc khối trường Sư phạm. Sinh viên Lệ đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Hỏi đáp pháp luật Phản hồi việc chậm cấp tiền miễn, giảm học phí 15:50 | 14/09/2016

Ông Phạm Xuân Dương (Đông Hưng, Thái Bình) phản ánh việc gia đình ông cũng như một số gia đình khác ở địa phương mới chỉ nhận được tiền cấp bù học phí của năm học 2010-2011, còn tiền học phí của năm học 2011-2012 thì chưa được chi trả. Ông Phạm Xuân Dương là bệnh binh hạng 2/3 nên con gái ông đang theo học Đại học Luật, Hà Nội thuộc đối tượng được miễn học phí. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH, việc chi trả cấp bù học phí được thực hiện 2 lần trong năm. Ông Dương đề nghị cơ quan chức năng giải đáp nguyên nhân của việc chậm cấp bù tiền miễn học phí tại địa phương.

Hỏi đáp pháp luật Băn khoăn việc tính phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
Bạn đọc Ngô Thị Thanh Hằng (tỉnh Sóc Trăng) hỏi: Giáo viên giảng dạy được điều động về công tác ở Phòng GD&ĐT được xếp ngạch chuyên viên, sau đó trở về làm công tác giảng dạy. Vậy thời gian công tác ở Phòng GD&ĐT cũng được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cách hiểu như thế có đúng không? Giáo viên mầm non khi ra trường dạy ở trường mầm non công lập được 4 năm thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 4 năm. Sau đó thi tuyển vào biên chế. Thời gian dạy ở trong mầm non công lập 4 năm như trên vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cách hiểu như thế có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Không giảng dạy trực tiếp không được hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Những trường hợp cụ thể nào được hưởng phụ cấp thâm niên? Thầy Sơn - cho biết: "Năm 1976 tôi dạy tiểu học đến năm 1978 tôi được cử đi học cao đẳng sư phạm hệ chính quy 2 năm. Đến năm 1987 tôi tiếp tục học đại học tại chưc đến năm 1992 thì tốt nghiệp. Từ năm 1992 - 1993 vợ tôi được cử tu nghiệp ở Ấn Độ. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình nên tôi xin nghỉ việc. Đến tháng 10/1992 tôi xin về dạy ở Trường Nông trường Sông Hậu nay là Trường THCS & THPT Trần Ngọc Hoằng cho đến nay. Vậy trường hợp của tôi tính được tính phụ cấp thâm niên như thế nào?"
Hỏi đáp pháp luật Mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo về hưu 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Những nhà giáo về hưu có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì mức phụ cấp là bao nhiêu? * Hỏi: Tôi là nhà giáo đã về hưu năm 1997. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, với những nhà giáo về hưu như tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không? Nếu được thì mức phụ cấp là bao nhiêu? – Trần Xuân Sách, tỉnh Nam Định (trxuansach@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Công tác ở phòng GD&ĐT không được tính hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Nếu nhà giáo giảng dạy được điều động về công tác ở phòng GD&ĐT cũng được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cách hiểu như thế có đúng không? Đó là thắc mắc của bạn đọc Ngô Thị Thanh Hằng – tỉnh Sóc Trăng khi viết thư gửi đến chuyên mục Hộp thư bạn đọc. Trong thư bạn Hằng viết: Bạn chuyển về phòng GD&ĐT được xếp ngạch chuyên viên, sau đó trở về làm công tác giảng dạy. Đối với nhà giáo mầm non khi ra trường dạy ở trường mầm non công lập được 4 năm, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 4 năm. Sau đó thi tuyển vào biên chế. Bạn Hằng hỏi: Thời gian dạy ở trong mầm non công lập 4 năm như trên vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên có đúng không?
Hỏi đáp pháp luật Các khoản đóng góp ở mầm non tư thục 15:48 | 14/09/2016

Bà Trần Thị Kim Dung có con hiện đang theo học tại một trường mầm non tư thục ở huyện An Dương, TP. Hải Phòng. Hàng tháng bà Dung phải đóng cho nhà trường 940.000 đồng tiền học phí, tiền ăn, phụ phí và tiền trông ca ngoài giờ. Trong khi đó, với cùng một khoản thu như vậy một trường mầm non khác cũng trên địa bàn huyện An Dương chỉ thu 640.000 đồng. Bà Dung thắc mắc, mức thu tại trường mầm non tư thục nơi con bà đang theo học có chênh lệch cao quá so với quy định không?

Hỏi đáp pháp luật Nhà giáo trong biên chế mới được hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Hỏi: Trước đây tôi làm công nhân, đến năm 1988 chuyển sang ngành giáo dục, làm giáo viên dạy tiểu học của tỉnh Gia Lai. \Năm 1989 tôi được cử đi học tại Trường THSP Kon Tum (hệ 12+2). Năm 1991 ra trường về tiếp tục công tác tại trường. Trong thời gian đi học được hưởng nguyên lương, năm 1992 có quyết định hết thời gian tập sự. Vậy năm 1988 tôi có được tính thâm niên không. Trong khi đó có một số giáo viên cùng vào ngành như tôi nhưng không đi học tập trung mà lại vừa làm vừa đào tạo tại chỗ thì được tính thời gian công tác từ năm 1988? – Nguyễn Xuân Nhị (ngxuannhi@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Thời gian tập sự sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Hỏi: Tôi ra trường từ 1993 đến nay đã trực tiếp đứng lớp 19 năm và 19 năm đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ khi có quyết định ra trường tôi đều được hưởng các chế độ đầy đủ như một viên chức cứ 2 năm nâng lương 1 lần, các quyết định chuyển xếp ngạch lương tôi đều có đầy đủ. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc: Trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên không?– Nguyễn Nam Khánh– tỉnh Đồng Nai (ngnamkhanhkt27@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Chưa được biên chế, chưa được hưởng phụ cấp thâm niên 15:48 | 14/09/2016
Tôi công trực tiếp giảng dạy tại một trường tiểu học và đóng bảo hiểm từ năm 1990. Đến năm 1994 tôi được biên chế, từ đó tôi công tác và đóng bảo hiểm liên tục trong ngành. Tuy nhiên khi tính phụ cấp thâm niên tôi bị trừ đi 18 tháng tập sự và lấy mốc là năm 1994 (năm tôi được biên chế). Một trường hợp khác cùng số năm công tác như tôi nhưng lại không đóng bảo hiểm. Sau 2 năm họ được biên chế thì mới đóng bảo hiểm nhưng lại được phụ cấp thâm niên từ năm đóng bảo hiểm XH. Xin hỏi chuyên mục: Cách tính như vậy có đúng không? Trường hợp của tôi thì tính như thế nào? Vũ Tân Tiến (vttien@gmail.com).
Hỏi đáp pháp luật Cách tính phụ cấp thâm niên khi mất quyết định hết tập sự 15:48 | 14/09/2016
GD&TĐ - Chúng tôi là những giáo viên trong biên chế từ 15 năm trở lên. Chúng tôi đã bị mất quyết định hết thời gian tập sự nên nhà trường chưa thể làm chế độ phụ cấp thâm niên. Vì mất quyết định nên nhiều địa phương đã tính theo kiểu “công thức chung” là trừ 1 năm, 2 năm, có nơi thì bị trừ 3 năm Vậy xin được hỏi quý báo? Cách tính như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì chúng tôi sẽ được tính như thế nào? - Một số giáo viên ở các tỉnh Hải thư hỏi tòa soạn:
Hỏi đáp pháp luật Phụ cấp thâm niên được tính ở ngành nghề khác 15:47 | 14/09/2016
GD&TĐ - Tôi nhập ngũ tham gia quân đội từ tháng 1/1972 đến tháng 12/1975, là thương – bệnh binh do hoạt động chiến đấu ở chiến trường B. Tôi được thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhì, được chuyển ngành từ quân đội (lúc quân hàm hạ sĩ). Hiện tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vậy tôi có được tính thời gian ở quân đội để hưởng thâm niên nhà giáo không? - Nguyễn Văn Nghi (ngvannghi21t@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Thời điểm tính hưởng phụ cấp thâm niên? 15:47 | 14/09/2016
Tôi là giáo viên của một trường tiểu học thuộc tỉnh Đak Nông. Tôi ra trường từ tháng 10/1993, đến nay đã trực tiếp hơn 20 năm và đã có hơn 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ khi có quyết định ra trường tôi đều được hưởng các chế độ đầy đủ cứ 2 năm nâng lương 1 lần các quyết định chuyển xếp ngạch lương tôi đều có đầy đủ. Khi mới ra trường tôi được xếp vào ngạch 15.114. Đến năm 2010 tôi nhận được 1 quyết định tuyển dụng hợp đồng 79 mặc dù từ trước đến nay mọi quyết định của tôi đều không có quyết định nào ghi là hợp đồng. Đến năm 2011 tôi tham gia học trên chuẩn và được chuyển xếp ngạch 15a.204 theo bảng lương viên chức loại A0. Vậy xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp thâm niên không? Nếu được thì được hưởng bao nhiêu năm và có phải trừ thời gian tập sự không? – Nguyễn Thanh Huyền (nguyenthanhhuyen@gmail.com)
Hỏi đáp pháp luật Bộ GDĐT trả lời về tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ 15:47 | 14/09/2016

Ông Nguyễn Đức Uy hỏi: Việc địa phương hỗ trợ chi phí đào tạo cho sinh viên theo địa chỉ sử dụng có phải là chủ trương của Nhà nước không? Tại sao mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho sinh viên của các địa phương lại khác nhau? Ông Uy cũng thắc mắc tại sao trường hợp đối tượng là thí sinh học bác sĩ, dược sĩ chính quy nếu được đào tạo theo chỉ tiêu ngân sách Nhà nước thì đóng học phí bằng 1/3 chi phí đào tạo, tốt nghiệp được tự do chọn nơi làm việc. Còn đối tượng học theo địa chỉ sử dụng phải đóng toàn bộ chi phí đào tạo (như ở tỉnh Gia Lai), tốt nghiệp về địa phương công tác?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào