Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào? Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai?

Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào? Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai?

Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như sau:

- Phân trại giam

Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Khu giam giữ

Khu giam giữ thuộc phân trại giam, gồm:

+ Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;

+ Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

- Nhà giam

+ Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 50 phạm nhân;

+ Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân;

+ Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật.

- Các công trình phục vụ, gồm:

+ Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;

+ Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.

- Khu lao động, dạy nghề

+ Khu lao động, dạy nghề, gồm:

Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;

Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác.

+ Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.

+ Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình sau:

Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân.

Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.

Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào? Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai?

Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào? Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai? (Hình từ Internet)

Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai?

Tại khoản 2 Điều 17 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam như sau:

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam
[...]
2. Giám thị trại giam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
[...]
4. Trại giam được tổ chức như sau:
a) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;
b) Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân.
Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

Như vậy, tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có:

- Giám thị, Phó Giám thị

- Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại

- Đội trưởng, Phó đội trưởng;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan;

- Chiến sĩ và công nhân.

Giám thị trại giam được hưởng mức phụ cấp đặc thù là bao nhiêu?

Tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định về mức phụ cấp như sau:

Điều 2. Mức phụ cấp
1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với:
a) Giám thị, Chính trị viên, Phó giám thị trại giam, trại tạm giam;
b) Trợ lý giam giữ, Trợ lý giáo dục, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Quản giáo, Vệ binh, Cảnh vệ tư pháp, Bác sĩ, nhân viên quân y khám chữa bệnh cho phạm nhân và bị can ở các trại giam, trại tạm giam.
[...]

Như vậy, hiện nay giám thị trại giam được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 25%.

Thi hành án hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Khi có văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự thì có phải thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của trại giam tại Việt Nam như thế nào? Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi nào? Thời điểm thi hành hình phạt cảnh cáo là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được chuyển giao nghĩa vụ thi hành án hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy triệu tập của cơ quan công an có hiệu lực bao lâu? Những ai có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của công an?
Hỏi đáp pháp luật
Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia bảo vệ phiên tòa?
Hỏi đáp Pháp luật
Di lý tội phạm là gì? Đối tượng nào sẽ bị áp giải thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ thuộc Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng làm công tác lãnh đạo thì được hưởng phụ cấp đặc thù bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào trả lại tài sản cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại khi Nhà nước thực hiện trách nhiệm bồi thường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án hình sự
Lương Thị Tâm Như
213 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào