Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Văn bản pháp luật thay thế, sửa đổi, bổ sung
Xin Luật sư cho tôi biết văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số 10 ngày 27/4/2000 của Bộ Tài chính-Bộ Thương mại-Bộ Công an-Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Hỏi đáp pháp luật Hỏi về hiệu lực của văn bản pháp luật

Giải thích gúp tôi về Điều 3 Nghị định 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công đối với cách mạng cụ thể: Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. 3. Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012; Vậy ngày 15/7/2012 có ý nghĩa gì và ngày 01/5/2012 có ý nghĩa gì. Tại sao không ghi luôn là có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2012 hay là ngày 01/6/2012.

Hỏi đáp pháp luật Cách tính ngày theo quy định của văn bản pháp luật

Gần đây, trên các văn bản pháp luật thường sử dụng “ngày” để quy định thời hạn khi nói về hiệu lực một văn bản pháp luật hoặc trách nhiệm phải thực hiện một công việc giữa một cơ quan hoặc công dân với một cơ quan hoặc công dân khác. Ví dụ: - Khi nói về thời điểm hiệu lực văn bản thường ghi: quy định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký ...; - Khi nói về trách nhiệm thực hiện một công việc thì ghi: tổ chức ... có trách nhiệm cấp sổ ... trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ ... vv... Vậy, “ngày” ghi trong các văn bản này là ngày gì: ngày theo lịch hay ngày làm việc? Theo tôi được biết, “ngày theo lịch” là thời hạn được tính theo lịch chính thức do Nhà nước phát hành (dương lịch), bao gồm cả ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật, ngày Lễ); còn “ngày làm việc” thì không bao gồm những ngày nghỉ. Theo cách hiểu thông thường thì viết “ngày” như trong các văn bản pháp luật hiện nay được hiểu là “ngày theo lịch”. Tuy nhiên trong thực tế giao dịch dân sự hiện hành thì “ngày” này được vận dụng khác nhau, và các cơ quan Nhà nước thường vận dụng theo “ngày làm việc” khi phải giải quyết thủ tục cho công dân. Điều này gây không ít rắc rối trong quan hệ giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với công dân. Mong nhận được hướng dẫn về nội dung trên.

Hỏi đáp pháp luật Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể việc chia tách thửa đất?
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Đề nghị quý cơ quan giải đáp giúp các nội dung sau: 1. Tổng số nhân khẩu của các hộ gia đình sử dụng các thửa đất hình thành từ ngày 01/7/2004 trở về sau do chia tách thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận có được làm căn cứ để xác định hạn mức công nhận đất ở của thửa đất trước khi chia tách (thửa đất hình thành trước ngày 01/7/2004) theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 4 bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội? 2. Đề nghị quý cơ quan cho biết: Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể việc chia tách thửa đất? 3. Trường hợp thửa đất trên địa bàn TP Hà Nội có nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng chung thì hạn mức đất ở khi cấp giấy chứng nhận QSDĐ có được tính bằng tổng hạn mức đất ở của các hộ gia đình, cá nhân đó theo quy định tại khoản 3 điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ hay được xác định theo nguyên tắc căn cứ vào tổng số nhân khẩu của các hộ cùng sử dụng chung thửa đất được quy định tại Khoản 3 Điều 4 bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội? 4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng thửa đất có nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội có nguồn gốc của cha ông để lại hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất có nguồn gốc của ông cha để lại, được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và không vi phạm pháp luật về đất đai, khi xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải xác định hạn mức đất ở? Nếu phải xác định thì theo quy định nào? Trân trọng cảm ơn! Câu hỏi của ông Nguyễn Thuấn, địa chỉ: [email protected]
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào