Người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Chế độ trợ cấp phục vụ người có công

Bố đẻ ông Hoàng Văn Trường (tỉnh Nam Định) là ông Hoàng Ngọc Can, được giám định suy giảm khả năng lao động từ năm 1986 là 81%, hiện đang hưởng trợ cấp mất sức lao động và chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Ông Trường muốn được biết bố ông có được hưởng chế độ trợ cấp người phục vụ theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng không?

Hỏi đáp pháp luật Ưu đãi với thân nhân người có công

Bà Lê Thị Sang (tỉnh Ninh Thuận) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về chế độ với thân nhân người có công với cách mạng đối với trường hợp bố đẻ của bà Sang là con độc nhất của hai liệt sỹ. Theo phản ánh của bà Sang, hàng năm bố đẻ bà chỉ được nhận tiền quà vào ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7, ngoài ra không được hưởng chế độ nào khác. Bà Sang hỏi: Bố của bà có được hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sỹ không và ông có được truy lĩnh số tiền trợ cấp con liệt sỹ từ năm 1 tuổi đến năm 18 tuổi không?

Hỏi đáp pháp luật Trả lời phản ánh về chế độ ưu đãi với người có công

Theo thư phản ánh, bà Tâm có thời gian công tác thực tế là 15 năm 9 tháng, là thương binh tỷ lệ thương tật 29%. Từ khi về hưu đến nay bà Tâm chỉ được hưởng chế độ mất sức lao động mà không được hưởng chế độ thương binh. Bà Tâm đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết để bà Tâm được hưởng chế độ thương binh và trợ cấp mất sức lao động. Bà Tâm cũng phản ánh rằng vào Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 hàng năm bà không được địa phương mời dự gặp mặt và không có quà của Chủ tịch nước và của UBND phường.

Hỏi đáp pháp luật Trả lời về chế độ với người có công

Ông Nguyễn Truyền Thống, đại diện 47 hộ gia đình ở thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét, giải quyết chế độ đối với các gia đình có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến. Theo thư phản ánh của ông Thống, từ năm 1965 đến năm 1970, khi Mỹ đánh phá miền Bắc, ông Nguyễn Truyền Thống cùng 47 hộ dân thôn Phấn Lôi, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (nay thuộc tiểu khu 3 thị trấn Neo) đã có công giúp đỡ các cơ quan Nhà nước về Nham Sơn sơ tán. Năm 2006, 47 hộ dân đã được Nhà nước tặng Huân, Huy chương do có công đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ, tuy nhiên đến nay các hộ dân trên vẫn chưa được nhận tiền thưởng Huân, Huy chương.

Hỏi đáp pháp luật Chế độ điều dưỡng với người có công

Bố tôi là thương binh và ông tôi là người có công với cách mạng; hiện ông tôi cao tuổi, không đủ sức khoẻ để đi điều dưỡng tại các cơ sở của nhà nước. Nay qua chuyên mục xin luật sư hướng dẫn về chế độ điều dưỡng đối với người có công với cách mạng.

Hỏi đáp pháp luật Quy định về thủ tục giấy tờ khi lập hồ sơ đối với người có công

Gia đình tôi có người thân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị nhiễm chất độc hóa học, con của chú tôi cũng bị ảnh hưởng (bị dị tật). Nay chú bị ốm đau liên tục và đã được xã thông báo lập hồ sơ để được hưởng chế độ theo quy định chung. Hiện nay, một số giấy tờ của chú tôi đã bị thất lạc. Xin hỏi luật sư cho biết thủ tục, giấy tờ lập hồ sơ được miễn thủ tục gì? Ông tôi là cán bộ kháng chiến được tặng huân chương, khi chết ông chưa được hưởng chế độ, vậy nay có được hưởng không? Thủ tục như thế nào mong luật sư hướng dẫn cụ thể.

Hỏi đáp pháp luật Người có công được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh?

Theo phản ánh của bà Trần Thị Thành (tỉnh Lâm Đồng), bà Thành là thương binh, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh đúng tuyến, tuy nhiên, hiện nay bà Thành đều phải trả 20% chi phí mỗi khi đi khám bệnh. Bà Thành muốn được biết, khi đi khám, chữa bệnh, bà Thành có phải trình thêm giấy tờ gì không và cần phải làm thủ tục gì để được hưởng đúng chế độ BHYT?

Hỏi đáp pháp luật Sở LĐTBXH Hà Nội trả lời về mức trợ cấp người có công

Như Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa tin, ngày 21/6/2010, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xem xét giải quyết kiến nghị của ông Dương Văn Mẫu, thôn Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Ông Mẫu là bộ đội phục viên, xuất ngũ tháng 9/1971. Khi Nhà nước thực hiện chế độ chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học, ông Mẫu đi khám và được kết luận mất sức lao động 83%. Ông Mẫu được hưởng chế độ từ năm 2002, nhưng từ đó đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh mức trợ cấp, ông vẫn chỉ được hưởng trợ cấp ở mức 2 (mất sức lao động 80% trở xuống). Ông Mẫu đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để ông được hưởng chế độ trợ cấp đối với người mất sức lao động ở mức 81% trở lên.

Hỏi đáp pháp luật Xác nhận người có công không còn giấy tờ
Cử tri các tỉnh Bình Định, Điên Biên, Hòa Bình, Tây Ninh, Trà Vinh, Cao Bằng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Long An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Lai Châu, TP. Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi một số quy định về hưởng chính sách người có công với cách mạng đối với trường hợp không còn giấy tờ gốc. Cử tri đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi các quy định về thủ tục, hồ sơ công nhận người có công với cách mạng không còn hồ sơ gốc theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng; xem xét bỏ quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 và Điểm a, Khoản 2, Điều 7; đồng thời, nghiên cứu ban hành thông tư hướng dẫn giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh cho các đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ không còn lưu giữ được giấy tờ gốc, nhân chứng không còn. Các Bộ, ngành cần có giải pháp giải quyết đối với những người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, không còn giấy tờ gốc, chỉ có giấy xác nhận của thủ trưởng và đồng đội cùng đơn vị công tác trong thời gian kháng chiến, nhất là những trường hợp bị bắt bị giam ở Phú Quốc. Đồng thời, cần giảm bớt thủ tục khi làm hồ sơ cho người có công với cách mạng.
Hỏi đáp pháp luật Người có công bị mất hồ sơ gốc vẫn được chế độ
Theo phản ánh của ông Hồ Sỹ Hương (tỉnh Nghệ An), bố ông là Hồ Sỹ Tràng, sinh năm 1917, có thời gian tham gia kháng chiến và năm 1988, được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, khi tuổi cao về phục vụ hợp tác xã. Vì di chuyển nhiều nên ông Tràng đã bị mất hết Huân Huy chương và hồ sơ lý lịch Đảng gốc, hiện chỉ còn bản photo hồ sơ lý lịch Đảng, 1 Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, 1 giấy chứng nhận đã được cấp Huân chương của tỉnh Nghệ An và giấy xác nhận của một số người làm việc cùng. Ông Hương hỏi, bố của ông có được hưởng chính sách hỗ trợ nào của Nhà nước đối với người có công không? Nếu có thì phải làm những thủ tục gì?
Hỏi đáp pháp luật Về việc hỗ trợ nhà ở trường hợp người có công đã chết

Ông Lê Đạt, ông nội của ông Lê Văn Cường (Quảng Bình) là người có công với cách mạng nên thuộc đối tượng được hỗ trợ xây nhà ở. Gia đình đã hoàn thành việc xây nhà vào tháng 1/2014. Tháng 3/2014, ông Đạt chết. Tháng 9/2014, UBND xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, thông báo về việc nhận tiền hỗ trợ xây nhà đối với người có công với cách mạng, tuy nhiên, gia đình ông Cường không được nhận số tiền này với lý do đã được hưởng chế độ mai táng phí. Ông Cường hỏi, UBND xã giải quyết như vậy có đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp người có công

Cha tôi tham gia kháng chiến chống mỹ ,và đươc nhà nước tặng huân chương kháng chiến hạng nhì,năm 1995 ông mất,từ đó đến nay ông chưa hưởng bất kỳ một chê độ nào của nhà nước ,tôi tim hiêu được biết nhà nước có chế độ trợ cấp 1 lần đối với người có công,khi tôi làm thủ tục thì đây đủ ,nhưng khi đem hồ sơ lên sở nội vụ (ban khen thưởng tỉnh daklak), họ tìm thì không có tên trong danh sách (quyết định tặng huân chương không có ở tinh daklak ).trong khi đó quyết định hckc của cha tôi là quyết định 310 KT HĐNN ngày 7 tháng 12 năm 1989,vào sổ vàng số 11 ,do ông VÕ CHÍ CÔNG ký,tôi không biết quyết định này dược tỉnh nào cấp,nên không làm đươc chế độ trợ cấp ,tôi về đi tìm hiểu đươc biết những người cùng thời gian cấp huân chương ,cùng đơn vị ,của cha tôi đều có quyêt định như trên chỉ khác số vào sổ vàng mà thôi ,và họ đã làm và hưởng chế độ tro cấp 1 lần tại tỉnh daklak. làm như thế nào để làm đươc chế độ này đây ? và làm sao để biết quyết định 310 KT HĐNN là do tinh nào cấp không ?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ

Ông Nguyễn Văn Trọng (Ứng Hòa, Hà Nội) có em trai là Nguyễn Trọng Ngọc, khi em ông lên 7 tuổi, do gia đình khó khăn nên mẹ ông đã cho gia đình ông bà Nguyễn Trọng Chuyển ở cùng huyện nhận nuôi em ông. Năm 1971, em ông Trọng nhập ngũ và hy sinh vào năm 1972. Đến nay ông bà Nguyễn Trọng Chuyển, bố mẹ nuôi của liệt sĩ Nguyễn Trọng Ngọc đã qua đời, người con (của vợ hai) ông Nguyễn Trọng Chuyển đang được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ. Ông Trọng hỏi, mẹ ông (hiện còn sống, năm nay 86 tuổi) có công nuôi dưỡng liệt sĩ đến năm 7 tuổi thì có được hưởng chế độ của Nhà nước không?

Hỏi đáp pháp luật Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ

Đối với người có công nuôi liệt sĩ, nay thân nhân mới làm hồ sơ đề nghị xem xét giải quyết công nuôi thì giải quyết trợ cấp ưu đãi kể từ ngày Giám đốc Sở ký, có được truy lĩnh không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ ưu đãi tuyển sinh với con người có công

Học sinh Phạm Thị Thuỳ đề nghị giải đáp, hiện nay các chế độ ưu đãi trong thi cử, tuyển sinh với con em thương binh, liệt sĩ được quy định như thế nào, ngoài cộng điểm ưu tiên còn được hưởng chế độ ưu đãi nào khác không?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào