Giành quyền nuôi con khi ly hôn

Giành quyền nuôi con khi ly hôn đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Hỏi đáp pháp luật Ly hôn, vợ có được chia tài sản trong công ty do chồng đứng tên?

Mẹ con vừa làm công nhân vừa chăm lo việc nhà tới khi bố lập công ty riêng cách đây khoảng 6 năm thì mẹ theo lời bố nghỉ ở nhà làm nội trợ và hiện tại đã mất sức lao động. Nếu mẹ con ly hôn với bố thì công ty TNHH do bố đứng tên làm giám đốc có được chia cho mẹ không? Căn nhà do ông bà nội để lại và hiện sổ đỏ đã được đứng tên cả bố và mẹ, thì 2 bác gái (chưa chồng) có được chia không? Trường hợp đơn phương ly hôn vợ có được chia tài sản không?

Hỏi đáp pháp luật Đã ly hôn, kiện chia tài sản lại được không

Mình tên Đức Anh năm nay 34 tuổi ,mình kết hôn năm 2009, mấy năm gần đây do mâu thuẫn 1 số vấn đề nên 2 vợ chồng đã đồng ý chia tay để giải thoát cho nhau , tui và vợ có mua 1 căn nhà bên Nhà Bè và cũng mới bán được 1,55 tỷ, mình lúc đầu có để cô ấy cầm hết nghĩ rằng cô ấy sẽ chia cho mình xứng đáng với gì mình đóng góp ,nhưng cô ấy cứ im lặng, giấy tờ nhà đã giao cho người mua ,giờ mình không còn giấy tờ nhà gì nữa, mình và cô ấy đã ký ly hôn rồi, chúng mình không có con. Vậy giờ mình có thể kiện cô ấy ra tòa được không ? Nếu được thì phải làm thế nào? và cần những giấy tờ gì không?

Hỏi đáp pháp luật Chia tài sản chung của vợ chồng nhưng không ly hôn

Do nhu cầu kinh doanh riêng của mỗi người nên tôi và vợ tôi muốn chia tài sản chung nhưng không ly hôn. Xin cho biết thủ tục chia tài sản trong trường hợp này và sau khi chia, các vấn đề liên quan đến tài sản của mỗi bên được giải quyết thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Ly hôn và phân chia tài sản đối với người bị tòa án tuyên bố mất tích

Chồng tôi đi khỏi nhà từ năm 2006, tôi đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm nhưng không có thông tin gì. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi có một con và tích lũy được một số tài sản. Nay tôi muốn bán số tài sản đó và tính chuyện kết hôn với người khác, nhưng bị gia đình nhà chồng ngăn cản. Đề nghị luật sư cho biết, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Hỏi đáp pháp luật Ly hôn, chia tài sản sao cho... tiết kiệm?

Vợ chồng tôi chung sống với nhau đã 20 năm. Tài sản của gia đình khá nhiều, có thứ thì tôi đứng tên, có thứ chồng tôi đứng tên. Giờ đây vợ chồng tôi định ra tòa ly hôn. Xin hỏi, việc chia tài sản làm sao cho an toàn mà tiết kiệm các khoản như: án phí, thuế, chi phí thuê luật sư... ?

Hỏi đáp pháp luật Ly hôn, nên tự phân chia tài sản hay nhờ tòa chia ?

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng tôi tạo lập khá nhiều tài sản chung. Hiện nay chúng tôi có ý định ly hôn nhưng nghe nói nếu nhờ tòa án phân chia thì phải đóng án phí, chi phí định giá, lệ phí thi hành án..., khá tốn kém. Còn nếu tự thỏa thuận phân chia, tôi lại sợ... không an toàn (!). Xin cho tôi biết, pháp luật quy định về vấn đề này thế nào? Nên tự phân chia hay nhờ tòa chia?

Hỏi đáp pháp luật Bảo đảm lợi ích chính đáng vợ chồng khi ly hôn chia tài sản chung

Tôi đang mở cửa hàng kinh doanh trên phần đất là tài sản chung của vợ chồng gầy dựng. Song, vì mâu thuẫn không thể hòa giải được nên chúng tôi đang chuẩn bị ly hôn. Khi đặt vấn đề tài sản, chúng tôi không thỏa thuận được vì không thống nhất được ý kiến của nhau. Khi chia tài sản, tôi có được quyền yêu cầu để phần đất tôi đang kinh doanh trên đó cho tôi, có được không?

Hỏi đáp pháp luật Không ly hôn vẫn được phép chia tài sản chung

Chồng tôi hay lấy tiền tích cóp chung để chơi chứng khoán, kinh doanh, khi thua lỗ còn bán cả đồ đạc trong gia đình để trả nợ. Tôi khuyên bảo rất nhiều lần nhưng anh ấy không chịu nghe, còn dùng lời lẽ tệ bạc để mắng mỏ vợ. Tôi vẫn còn yêu anh ấy nên không muốn ly hôn nhưng để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến kinh tế chung của gia đình, tôi muốn được chia tài sản chung mặc cho hôn nhân vẫn tồn tại. Liệu pháp luật có cho tôi thực hiện mong ước này không?. Trong trường hợp chồng tôi lại tu chí làm ăn như trước, chúng tôi có thể nhập tài sản lại được không?

Hỏi đáp pháp luật Tài sản do vợ mua, ly hôn chia thế nào?

Ba mẹ em cưới nhau đã hơn 40 năm, lúc trước gia đình em sống chung với cậu em (nhà của ông ngoại). Nay gia đình đã ra riêng và được dì em cho một miếng đất để ở. Đất và nhà đều do mẹ em đứng tên và do dì em cho tiền cất. Em xin hỏi nếu ba mẹ em ly dị thì tài sản trên có bị chia cho ba em một phần không? Ba em thường xuyên nhậu nhẹt, mẹ em thì bị bệnh viêm đa khớp đã nhiều năm nay, đi đứng rất khó khăn. Mẹ rất buồn và nhiều lần muốn ly dị với ba nhưng chưa dám viết đơn. Trong nhà mọi thứ đều do chính tay mẹ em mua, đến cả chiếc xe ba em chạy cũng là tiền của mẹ nhưng ba đã dành đứng tên. Nếu ba mẹ em ly dị thì tài sản có bị chia hay không? Hiện nay nhà có 4 người: ba, mẹ, em và một đứa em nữa đang học lớp một. Em rất mong sớm nhận thư trả lời của tòa soạn. Em xin chân thành cảm ơn.

Hỏi đáp pháp luật Đơn phương xin ly hôn xin nuôi con thế nào?

Tôi có giấy kết hôn với vợ tôi ở địa chỉ nơi tôi cư ngụ,nhưng vợ tôi địa chỉ ở Trà Vinh,và tôi có con chung 5 tuổi,nhưng hiện nay vợ tôi đã ngoại tình và có con chung với chồng khác, nay tôi muốn xin ly hôn đơn phương và quyền nuôi con vậy tôi phải làm sao?

Hỏi đáp pháp luật Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn bằng cách nào? Cho tôi hỏi, có cách nào để tôi giành lại quyền nuôi con không, trước đây, khi ly hôn con tôi mới được 6 tháng tuổi nên tòa tuyên cho vợ tôi nuôi con. Nay con tôi đã được 3 tuổi, tôi nhận thấy vợ tôi không chịu chăm lo gì cho con cả. Vậy tôi có thể giành lại quyền nuôi con không? Mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Sau ly hôn, làm thủ tục gì để xin tòa chuyển quyền nuôi con?

Tôi và chồng cũ đã ly hôn từ tháng 10/2014. Tại thời điểm đó tôi đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên tòa đã xử cho chồng cũ nuôi hai con. Thế nhưng thời gian rồi chồng cũ tôi thường mượn lý do công việc vắng mặt nhiều ngày và không chăm sóc chu đáo cho các cháu. Giờ tôi ở một mình, điều kiện tốt hơn muốn được đón con về để chăm sóc cho chu đáo. Xin hỏi thủ tục xin chuyển quyền nuôi con như thế nào? Xét những điều kiện của tôi thì khả năng thắng kiện có cao không (Linh Hà – TP Hà Nội)

Hỏi đáp pháp luật Quyền thăm con sau ly hôn

 Hiện tại anh trai và chị dâu tôi vừa mới ly hôn. Hai người có một cháu vừa tròn 36 tháng tuổi. Hiện cháu đang được ở với mẹ. Vậy xin hỏi luật sư rằng anh trai tôi có quyền chở cháu về phía nội chơi hay không. Nếu mẹ cháu không đồng ý thì có được xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Hỏi đáp pháp luật Về quyền nuôi con sau ly hôn

Cháu kết hôn sớm sinh được hai con gái, giờ cháu đã li hôn, đang làm thủ tục kết hôn yếu tố nước ngoài chưa hoàn thiện. Quyết định li hôn cháu nuôi một con chồng cháu nuôi một và hai bên vẫn có quyền thăm nom chăm sóc con cái. Kể từ khi li hôn cháu luôn luôn bị gia đình nhà chồng ngăn cấm và xỉ vả xúc phạm nhân phẩm của cháu và gia đình cháu, cháu vẫn chịu đựng nhưng tiếp đó có một lần cuối tuần cháu đến xin phép được đón con về quê ngoại để quan tâm đến việc học tập của con cháu thì chị chồng cháu đã đánh cháu và đuổi cháu đi. Chị ấy nói bây giờ li hôn rồi tòa giải quyết mỗi người một đứa con rồi không được đến đây nữa. Bà nội của con cháu cũng nói bây giờ học hành không cần cháu để bố nó quan tâm,rồi vứt hết đồ ăn ,quần áo cháu mua cho con va nói nhà tao đầy không cần. Cháu sống trong đau khổ suốt gần một năm.Cháu đã làm đơn ra trưởng thôn vì hành vi đánh đập cháu . Cơ quan có thẩm quyền cũng can thiệp và kể từ đó gia đình nhà chồng cháu cũng để cháu gặp con ngoài đường ,trường học, có lần cháu xin mang con về để kiểm tra bài tập của con cháu họ đồng ý cho đi nhưng có điều kiện là phải mang về trong ngày không được ngủ qua đêm ở nhà ngoại.Cháu không có cơ hội tiếp xúc gặp con nhiều vì thời gian con cháu học kín tuần. Cháu luôn luôn phải nhẹ nhàng tha thiết cầu xin họ để được ở bên cạnh con vào hai ngày cuối tuần để quan tâm đến việc học của con cháu vì bố của con cháu làm ăn xa ít thời gian dành cho con nhưng họ vẫn không đồng ý cho đi qua đêm phải về trong ngày. Hiện tại tâm trạng cháu rất suy sụp không biết phải làm sao để có thể được ở bên con và quan tâm chăm sóc con học hành. Cháu băn khoăn lo nghĩ rất nhiều cháu cố gắng liên lạc với chồng để giải thích và tôn trọng cư sử văn hóa mà họ vẫn luôn xỉ vả xúc phạm cháu. Cháu đang nghĩ bây giờ cháu cứ thế ra trường đón con vào ngày thứ bẩy mà không cần đến nhà xin phép họ ( vì họ không cho phép cháu đến) mà chỉ cần thông báo cho bố của con cháu biết chiều chủ nhật cháu sẽ mang con về với bà nội để con cháu vẫn không bị ảnh hưởng đến việc học của ngày hôm sau trong khi họ không đồng ý thì cháu có vi phạm pháp luật không? Điều thứ hai cháu mong muốn là xin lại được nuôi cả hai con trong khi người chồng không đồng tình thì cháu phải làm gì? Cháu nghĩ thương con cháu đau xót từng khúc ruột vì sống trong môi trường không tốt về vấn đề giáo dục bà nội của con cháu và anh em trong gia đình luôn luôn nói những điều không tốt , xỉ và xúc phạm nhân phẩm của cháu cháu nghĩ con cháu sẽ bị ảnh hưởng tâm lí rất nhiều. Cháu hiện tại làm nghề đồng ruộng chắc cháu phải chứng minh đủ điều kiện nuôi con phải không? Cháu có tài khoản khoảng 250.000.000 đồng nhà riêng của ba mẹ cháu cho mang tên cháu ,như vậy liệu cháu có chứng minh được đủ điều kiện không? Điều cháu mong muốn là được nuôi cả hai con nhưng cháu biết người chồng Cũ của cháu sẽ không đồng ý. Vậy cháu phải làm thế nào? Gửi đơn cho cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tòa án huyện cháu đang sinh sống( Kim Động Hưng Yên ) hay công an xã nơi chồng cũ của cháu (vì cháu và chồng chỉ khác thôn xã ..Cháu rất mong được sự hồi âm của các cô chú luật sư tư vấn giúp cháu có phương án nào tốt để cháu không phải sống trong đau khổ nhiều như vậy cháu xin chân thành cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Đảm bảo quyền thăm nom con sau ly hôn

Kính chào Quý luật sư ! Kính nhờ quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau:      Tôi có một người bạn, do anh ấy có quan hệ với người phụ nữ khác nên dẩn đến vợ chồng anh ấy quyết định ly hôn và giao quyền nuôi đứa con 5 tuổi cho vợ. Tuy nhiên, người vợ vì không ưa anh ấy cho nên đã tìm cách làm cho đứa con không chịu gặp bố, không chịu nói chuyện với bố. Người vợ không thể hiện việc ngăn cấm nhưng lại tác động trên đứa con, còn đứa con thì bữa thì vui vẻ nói chuyện, bữa thì lại không chịu tiếp xúc với bố, cứ hôm trước con gái anh ấy và anh ấy vui vẻ nói chuyện vói nhau thì ngày hôm sau thái độ của con gái anh ấy lại khác, không nói chuyện, không tiếp xúc với bố, không chịu đi chơi với bố. Hoặc là canh giờ anh ấy hay về thăm con thì người vợ dẫn con đi chơi nơi khác để bố con không thể tiếp xúc với nhau. Anh bạn của tôi rất bất bình nhưng không có bằng chứng gì chứng minh việc người vợ ngăn cản nên không thể làn đơn xin tòa chuyển quyền nuôi con.Theo tôi được biết người vợ của anh ấy dựa vào việc anh ấy có quan hệ bất chính sẽ không được quyền nuôi con nên chị ta cứ thách thức đối với anh bạn của tôi vì nghĩ rằng anh bạn của tôi sẽ không làm được gì. Như vậy anh bạn của tôi sẽ làm gì để đảm bảo quyền được thăm nom của mình, làm gì để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình, và anh bạn tôi có quyền nuôi con hay không? Và có biện pháp chế tài nào để cho người vợ đó không cư xử như thế nữa hay không? Xin chân thành cám ơn Quý luật sư. Trân trọng kính chào quý luật sư.

Hỏi đáp pháp luật Kiện đòi quyền nuôi con sau ly hôn

Em gái tôi và chồng ra toà ly hôn, có 1 con nhỏ 6 tháng tuổi. Trước khi ly hôn thì 2 vợ chồng em gái tôi có thoả thuận là nhường quyền nuôi con cho chồng mình nuôi Tuy nhiên khi toà tuyên án và ban hành quyết định ly hôn xong thì thời gian sau gia đình bên chồng không cho em gái tôi gặp mặt con ruột của mình để thăm nom và chăm sóc bé. Trường hợp này, em gái tôi có thể kiện ra toà để đòi lại quyền nuôi con không?? Vì lúc trước em gái tôi đã thoả thuận giao quyền nuôi con cho chồng, có bản án của toà.

Hỏi đáp pháp luật Giành quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cả hai con sau ly hôn

Tôi có một vài điều mong hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp. Tôi đã lập gia đình năm 2008 và có hai con gái sn 2009 và 2011,  nhưng đến cuối năm 2013 chúng tôi đã ly hôn. Về con chung thì cho đến thời điểm ly hôn theo quyết định của tòa án TP thì mỗi người trực tiếp chăm nuôi một cháu, tôi trực tiếp chăm nuôi cháu lớn, vợ tôi là người trực tiếp chăm nuôi cháu nhỏ. Nhưng sau một thời gian cho đến tháng 10/2014 tôi đã làm đơn xin thay đổi quyền nuôi con vì vợ cũ tôi đã không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cháu, nhưng không được tòa án cấp sơ thẩm chấp thuận. Nay tôi lại làm đơn xin phúc thẩm và đã được tòa án cấp phúc thẩm thụ lý ngày 02/03/2015 để đưa ra xét xử. Nay tôi có một vài điều mong muốn được hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp: 1. Vợ cũ tôi không thực hiện việc trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu mà để cho cháu ở với ông bà ngoại, còn bản thân lại bỏ đi Thái Nguyên làm việc, như vậy có phải cô ấy đã không thực hiện đúng với quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn là "trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng" hay không? Nếu đúng vậy thì có điều luật nào quy định về việc thực hiện không đúng quyết định tòa án hay không? và như thế nào? 2. Trong thời gian chờ cấp phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử thì tôi có thể đón cháu về chăm sóc và nuôi dưỡng không khi mà mẹ cháu đã vẫn không trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu theo quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn không? 3. Để tôi được đón cháu nhỏ về chăm sóc và nuôi dưỡng cháu cùng với chị gái của cháu hiện đang chung sống với tôi thì tôi phải làm thế nào để khi phiên xét xử cấp phúc thẩm tiến hành tôi hoàn toàn được chấp thuận??? Tôi xin chân thành cảm ơn hội đồng luật sư Dân Luật đã tư vấn giúp tôi.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào