Giành quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cả hai con sau ly hôn

Tôi có một vài điều mong hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp. Tôi đã lập gia đình năm 2008 và có hai con gái sn 2009 và 2011,  nhưng đến cuối năm 2013 chúng tôi đã ly hôn. Về con chung thì cho đến thời điểm ly hôn theo quyết định của tòa án TP thì mỗi người trực tiếp chăm nuôi một cháu, tôi trực tiếp chăm nuôi cháu lớn, vợ tôi là người trực tiếp chăm nuôi cháu nhỏ. Nhưng sau một thời gian cho đến tháng 10/2014 tôi đã làm đơn xin thay đổi quyền nuôi con vì vợ cũ tôi đã không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc cháu, nhưng không được tòa án cấp sơ thẩm chấp thuận. Nay tôi lại làm đơn xin phúc thẩm và đã được tòa án cấp phúc thẩm thụ lý ngày 02/03/2015 để đưa ra xét xử. Nay tôi có một vài điều mong muốn được hội đồng luật sư Dân Luật tư vấn giúp: 1. Vợ cũ tôi không thực hiện việc trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu mà để cho cháu ở với ông bà ngoại, còn bản thân lại bỏ đi Thái Nguyên làm việc, như vậy có phải cô ấy đã không thực hiện đúng với quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn là "trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng" hay không? Nếu đúng vậy thì có điều luật nào quy định về việc thực hiện không đúng quyết định tòa án hay không? và như thế nào? 2. Trong thời gian chờ cấp phúc thẩm đưa vụ án ra xét xử thì tôi có thể đón cháu về chăm sóc và nuôi dưỡng không khi mà mẹ cháu đã vẫn không trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng cháu theo quyết định của tòa án trong quyết định thuận tình ly hôn không? 3. Để tôi được đón cháu nhỏ về chăm sóc và nuôi dưỡng cháu cùng với chị gái của cháu hiện đang chung sống với tôi thì tôi phải làm thế nào để khi phiên xét xử cấp phúc thẩm tiến hành tôi hoàn toàn được chấp thuận??? Tôi xin chân thành cảm ơn hội đồng luật sư Dân Luật đã tư vấn giúp tôi.

1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì để đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con thì tòa án có quyền quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

2. Vì vậy, để đảm bảo thắng kiện thì bạn phải xuất trình được các tài liệu, chứng cứ để chứng minh rằng vợ bạn không trực tiếp chăm sóc con và việc đó ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và điều kiện học tập của con.

3. Trong thời gian chờ tòa án giải quyết thì bạn không có quyền bắt con mang đi.

Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Hỏi đáp Pháp luật
Cần làm gì khi chồng không cho gặp con sau khi ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn nhưng chồng mất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn có thể được thay đổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ bao nhiêu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì người bố được quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào mẹ không được nuôi con theo quy định hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Sau khi ly hôn thì vợ hoặc chồng phải đáp ứng điều kiện gì để giành quyền nuôi con?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
153 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giành quyền nuôi con khi ly hôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào