Ông Bà nội tôi là: Bùi Văn Cấp và Nguyễn Thị Nhàn. Các con (3 trai và 3 gái): Bùi Thị Được, Bùi Văn Hòa, Bùi Văn Bình, Bùi Văn Hùng, Bùi Thị Lập, Bùi Thị Huệ (lần lượt theo thứ tự sinh ra từ trước đến sau). Bà Bùi Thị Được là con gái trưởng, Ông Bùi Văn Hòa là con trai trưởng. Ông nội tôi chết năm 2001. Bà nội tôi chết năm 2004. Ông Bùi Văn Hòa chết năm 1990 ( vợ vẫn còn sống, có 2 người con là Dung và Dũng (Dũng là tôi đang viết đơn) Ông Bùi Văn Hùng chết năm 2005 (vợ ông Hùng chết năm 2003, có 2 người con là Nhung và Cường) Năm 2001, ông nội trước khi chết có viết di chúc để lại đất đai cho 3 người; Được, Hùng, Bình. Trong di chúc có chữ ký của Ông nội, bà nội, người đại diện trưởng khu,người chứng kiến và 3 người con được nhận đất là : Được, Hùng, Bình. Di chúc không có vân tay của ông, không có xác nhận của phường xã (có nghĩa là không có xác nhận của cơ quan nhà nước). Khi bà nội chết (bà chết sau ông) thì bà không để lại di chúc gì. Hỏi: Di chúc đó có giá trị vể mặt pháp lý không. Nếu di chúc đó có giá trị vể mặt pháp lý thì ông nội được quyền chia hết tài sản hay chỉ được chia ½ tài sản. Nếu ông chỉ được chia ½ tài sản cho 3 người: Được, Hùng, Bình thì ½ tài sản của bà nội sẽ chia như thế nào (vì tài sản là của 2 vợ chồng ông bà nội, khi ông chết và viết di chúc thì bà vẫn còn sống) Nếu di chúc đó không có giá trị pháp lý thì theo quy định pháp luật sẽ chia như thế nào. Các con của ông Bùi Văn Hòa và Bùi Văn Hùng có được nhận phần tài sản của ông bà nội để lại – thay bố (khi bố đã chết không) Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2012, các ông bà Được, Hùng, Bình, Huệ đã bán hết đất. Như vậy khi khởi kiện ra tòa án thì nếu thắng kiện thì tài sản sẽ được chia đều cho các con phải không, giá trị đất lúc đó tính như thế nào vì đã bán hết (tính theo giá thị trường hay giá đất theo nhà nước quy định. Nếu tính theo giá thị trường của 2 bên tự mua bán thì khó có thể xác định, hay phải thuê công ty định giá?)