Công chứng di chúc của người Hoa không biết tiếng Việt
Theo Điều 6 Luật Công chứng 2014 thì tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt.
Đồng thời, Khoản 3 Điều 47 Luật Công chứng 2014 thì:
Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch.
Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.
Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
Căn cứ quy định trên thì việc công chứng di chúc được thực hiện như bạn trình bày là không đúng quy định.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công chứng di chúc của người Hoa không biết tiếng Việt. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Công chứng 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?