Cổ đông nước ngoài là gì?
Cổ đông nước ngoài là gì?
Cổ đông lớn là gì?
Kính chào Luật sư! Công ty em là công ty TNHH một thành viên do UBND Thành phố làm chủ sở hữu. Nay chuyển đổi thành công ty Cổ phần, vốn Điều lệ là 10 tỷ đồng .(mệnh giá 1 CP = 10.000đ) Trong đó: - Cổ phần Nhà nước 51% = 5,1 tỷ vốn điều lệ; - Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Doanh nghiệp theo năm công tác là 29% = 2,9 tỷ vốn điều lệ; - Cổ phần bán đấu giá công khai (tại công ty chứng khoán thành phố) 10% =1tỷ; - Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 10% = 1tỷ. Nay xin hỏi Luật sư: 1/ Cổ phần Nhà nước 51% trên đây được gọi là loại Cổ phần gì theo Luật Doanh nghiệp 2014 ? Quyền và nghĩa vụ của Cổ đông này ? 2/ Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong Doanh nghiệp theo năm công tác là loại Cổ phần gì khi đối chiếu với Luật Doanh nghiệp 2014 ? Người sở hữu Cổ phần này có được gọi là Cổ đông sáng lập không? 3/ Quyền lợi, nghĩa vụ đối với Cổ đông sở hữu Cổ phần nhà đầu tư chiến lược? Trân trọng cảm ơn!
Cho em hỏi khi công ty em muốn vay vốn của cổ đông mà không tính lãi thì cần làm những thủ tục gì? Em đã làm biên bản họp cổ đông rồi vậy có bắt buộc phải có hợp đồng vay vốn nữa hay không? Mong luật sư trả lời giúp em với ạ. Em cảm ơn!
Cổ đông là gì?
Cổ đông của công ty cổ phần yêu cầu HĐQT trích sao và cung cấp danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, biên bản họp, quyết định và nghị quyết đã được thông qua nhưng không được đáp ứng, việc làm này có vi phạm pháp luật không? Cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy quyết định của đại hội không?
Xin chào luật sư, Mong luật sư giải đáp thắc mắc của em như sau: Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần có thành viên góp vốn gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài thì có gì khác và cần bổ sung thêm tài liệu gì so với thành viên góp vốn chỉ là Cá nhân trong nước? Mong nhận được sự hồi đáp của Luật sư. Em xin cảm ơn!
Công ty tôi là CTCP, có một cổ đông chiến lược là Công ty TNHH A sở hữu 30.000 cổ phần. Công ty A đã cam kết nắm giữ số cổ phần nói trên trong vòng 3 năm kể từ ngày trở thành cổ đông chiến lược (20/2/2006) và được ghi nhận trong Điều lệ sửa đổi của công ty ngày 28/2/2006. Hiện nay vì một số lý do công ty A dự định tiến hành giải thể và chia 30.000 cổ phần lại cho 2 thành viên góp vốn. Công ty tôi cần phải yêu cầu các giấy tờ cần thiết nào để Công ty tôi có thể xác nhận chuyển quyền sở hữu cổ phần từ Công ty A cho các thành viên góp vốn của họ?
Kính chào luật sư. Tôi có một vướng mắc mong nhận được sự tư vấn từ quý luật sư. Công ty tôi đang làm là công ty cổ phần. Xin hỏi luật sư là luật có quy định về thời gian góp vốn của các cổ đông không? và nếu các thành viên không góp đủ số vốn điều lệ đó sau bao lâu sẽ bị xử phạt và mức xử phạt là như thế nào ạ?
Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là gì?
Chào anh chị ! Công ty em thành lập đầu năm 2012, vốn 100% là trong nước. Hiện giờ bên em muốn bổ sung thêm 2 cổ đông là người nước ngoài thì xin anh chị hướng dẫn e về thủ tục cần thiết để bổ sung. Cảm ơn anh chị Người hỏi: Nguyễn Thị Nguyệt ( 03:39 09/10/2012)
Xin chào Luật sư! Công ty tôi là công ty Cổ phần gồm 5 cổ đông sáng lập, và 5 cổ đông đó đều tham gia làm các công việc khác nhau trong công ty. Nay tôi muốn làm thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội, vậy Luật sư cho tôi hỏi khi đó các Cổ đông sẽ đóng bảo hiểm theo hình thức nào? Bắt buộc hay tự nguyện, và có cần phải ký hợp đồng lao động không? Nếu không ký hợp đồng thì căn cứ vào đâu để lấy mức lương đóng bảo hiểm? Mong luật sư phản hồi sớm cho tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Chào Luật sư. Tôi có người bạn muốn mua lại 80% cổ phần 1 bệnh viện được đầu tư bởi 1 công ty cổ phần. Hiện nay bệnh viện vẫn chưa tách ra. Và để tiện cho việc vay vốn, chúng tôi muốn có tên trong giấy đăng ký kinh doanh của công ty trên thì phải làm thế nào. Công ty cổ phần trên đã hoạt động hơn 3 năm. Mong các luật sư tư vấn giúp!
Việc tranh chấp giữa các cổ đông / thành viên Công ty thì được giải quyết như thế nào? Cơ quan nào giải quyết?
Nhờ Luật sư tư vấn cho em với ạ, Em mới đi làm kế toán tại một công ty cổ phần. Trong năm, công ty có khoản cho cổ đông vay tiền mặt với số tiền rất lớn (lên tới hàng tỷ) và có cả hợp đồng cho vay nữa. Liệu khoản cho vay này có hợp pháp không ạ? Em xin cảm ơn!
Kính gửi Văn phòng Luật sư, Em là Phạm Viết Sáng! Hiện đang có cổ phần tại một Công ty và cũng đang có vướng mắc về tài chính với công ty. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp em trường hợp sau: Chuyện là thế này: Em (Ông E) cùng một số người góp vốn vào công ty cổ phần từ năm 2011 nhưng không tìm hiểu kỹ luật doanh nghiệp nên bây giờ đang vướng một số vấn đề sau: Ông E có một người bạn (Ông A) thành lập công ty vào ngày 26/01/2011 với Giấy phép đăng ký kinh doanh là 9 tỷ đồng, Ông A có tỷ lệ cổ phần trên giấy ĐKKD là 99,98% (Chủ tịch kiêm Giám đốc) và 2 người khác nữa (Ông X và Ông Y) chiếm 0,02%. Nhưng thực chất chỉ có tiền của ông A là 500 triệu thôi còn Ông X và Ông Y là chỉ lấy tên cho đủ chứ không đóng tiền vào, 500 triệu mà Ông A đóng đã đầu tư được 01 dự án. Đến tháng 10/2011 thì ông A mời Ông E và 2 người bạn khác cùng tham gia (Ông B và Ông C) tham gia vào Công ty để tiếp tục đầu tư và làm việc tại đây luôn. Thấy Ông A là người từ trước cũng là sếp cũ và thân quen nói vậy nên Ông E cũng đã đồng ý. Để đầu tư tiếp nên mọi người đã thống nhất làm lại giấy phép ĐKKD với vốn điều lệ và tỷ lệ như sau: Vốn điều lệ 9 tỷ đồng (trên giấy tờ) Ông A chiếm 60,18% ~ 5,416,200,000 đ (Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty) Ông E chiếm 20% ~ 1,800,000,000 đ Ông B chiếm 15% ~ 1,350,000,000 đ Ông C chiếm 4,48% ~ 433,800,000 đ Sau khi thống nhất (nhưng chưa sửa giấy phép ĐKKD) thì Ông A đã bảo mọi người ra ngân hàng đóng tiền vào tài khoản của Công ty với nội dung là “Góp vốn vào công ty ”. Nhưng khi đi đóng tiền thì không ai đóng đủ như tỷ lệ đã quy định trên giấy tờ cả mà đóng được như sau: - Ông A đóng thêm 600 triệu - Ông E đóng 250 triệu - Ông B đóng 40 triệu - Ông C đóng 50 triệu Như vậy tính đến tháng 10/2011 số vốn thật mà mọi người góp được là: - Ông A = 500 triệu + 600 triệu = 1,100,000,000 (đ) - Ông E = 250,000,000 đ - Ông B = 40,000,000 đ - Ông C = 50,000,000 đ Tổng cộng = 1,44 tỷ đồng. Số tiền trên đều do Ông A quản lý và chi tiêu mà không ai biết. Đến ngày 28/02/2012 thì thủ tục giấy phép ĐKKD mới được sửa lại như tỷ lệ đã thống nhất. Và cũng đến lúc này thì có 1 cổ đông phát hiện ra trong tài khoản công ty không còn đồng tiền nào nữa. Tức số tiền vừa góp thêm 940 triệu (không tính 500 triệu đã được Ông A đầu tư) vừa góp đã biến mất khỏi tài khoản công ty trước khi xong giấy phép ĐKKD. Nhận thấy có vấn đề nên các cổ đông đã họp và Ông A nói rút khoản tiền 600 triệu mà Ông A vừa đóng để bù lại phần 500 triệu đã đầu tư trước đó. Và Ông A cũng không có báo cáo nào gửi cho các cổ đông. Đến nay thì Công ty cũng không còn tài chính để duy trì các dự án đang chạy dang dỡ và cũng không có nguồn thu nào vì dự án đầu tư dài hạn. Như vậy em nhờ Luật sư tư vấn giúp em mấy câu hỏi sau: 1- Thủ tục chuyển nhượng (cả hoặc 1 phần vốn từ các Ông A,X,Y sang các ông E,B,C) trong khoảng thời gian trên theo Giấy phép ĐKKD như trên có đúng luật không (Chỉ chuyển trên giấy tờ thôi, không có tiền thật)? Nếu không đúng luật thì bây giờ phải làm thế nào? 2- Các cổ đông đóng tiền vào các thời điểm như trên có đúng luật không? Nếu không đúng thời điểm thì bây giờ phải làm thế nào? Có rút lại được không? 3- Số tiền mà các cổ đông đã đóng rồi sau đó Ông A (Chủ tịch kiêm giám đốc) rút như thế có đúng luật không? 4- Ông A có bị thu hồi lại số tiền đã rút trên không? Nếu bị thu mà không có thì sẽ thế nào? 5- Ông A có bị cách chức chủ tịch và giám đốc không? Ai sẽ quyết định? Nếu cách chức thì ai là người thay thế? 6- Nếu cổ đông yêu cầu phá sản thì có được không? 7- Nếu công ty phá sản thì cổ đông có lấy lại được tiền không? Và nguồn tiền có thể thu hồi được từ những khoản nào? 8- Nếu khởi kiện thì những ai sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trên số vốn hay tài sản nào? (trên vốn điều lệ hay trên vốn thực đã góp) 9- Số vốn trên giấy phép ĐKKD (9 tỷ) và số vốn đã góp được (1,44 tỷ) đến thời điểm này có ảnh hưởng gì đến pháp luật không? Ai sẽ chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trên số vốn nào? 10-Nếu Ông E muốn lấy lại tiền đã đóng dựa vào các lý do và mốc đống tiền trên thì có rút được không? 11-Lời khuyên cho Ông E nên làm thế nào để tốt nhất bây giờ. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư
Kính gửi: Luật sư Trước đây, năm 2008 tôi có tham gia góp vốn vào 1 cty Cổ phần (thực chất là cty gia đình của bạn tôi) tỉ lệ góp vốn của tôi tương ứng 15% vốn điều lệ của cty, đến năm 2010 cty họp cổ đông yêu cầu các thành viên góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ cty, nhưng tôi không đồng ý góp thêm vốn, cty thông báo bằng miệng là các thành viên gia đình bạn tôi đều góp vốn thêm do vậy, chủ tịch HĐQT chứng nhận cho tôi số vốn góp giảm theo tỉ lệ, còn lại là 10%. Tôi xin gủi luật sư tư vấn giúp tôi: làm thế nào để biết các hội đồng thành viên gia đình bạn tôi có góp vốn thực tế vào cty? ( Hiện nay cty này đã tạm ngưng hoạt động từ năm 2013 do không hiệu quả, chưa tuyên bố phá sản). Xin chân thành cám ơn.
Thưa luật sư!. Vào năm 2011 tôi có hùng vốn với một trong 5 cổ đông để thành lập công ty dv bao ve. (Mỗi cổ đông là 150t) ban đầu tôi hùng vốn với ông B là 30t (có xác nhận phiếu thu ghi là: nhập quỷ cổ đông). Và có yêu cầu ông B làm giấy xác nhận cho tôi là có góp vốn trong cổ đông. Nhưng ông B làm ngơ và có yêu cầu tôi đóng thêm 20t nữa thì sẽ làm giấy xác nhận. Nên tôi đã đóng thêm (giấy xác nhận lần này ghi: nhập quỷ thành viên). Lần này tôi yêu cầu ông B phải làm giấy xác nhận, nhưng ông B ko chịu làm, cứ hứa hẹn sẽ làm cho tôi giấy xác nhận. Cho đến năm 2012 tôi yêu cầu ông B rút vốn nhưng không được chấp nhận, ông B nói " do cty đang làm ăn thua lổ nên không giải quyết được" và hẹn 3 tháng sau sẽ giải quyết cho tôi. Sau 3 tháng cũng ko giải quyết. Và cho đến ngày hôm nay. Thưa luật sư! Như vậy có phải là lạm dụng chiếm đoạt tài sản hay không? Có thể kiện ông B đươc không? Mong luật sư tư vấn giùm. Xin chân thành cám ơn