Bí mật kinh doanh bị lộ, xử lý thế nào?
Thông tin có đủ các điều kiện sau đây được xem là bí mật kinh doanh:
Những thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng trong kinh doanh; khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;
Những thông tin trên được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị cấm bao gồm:
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm.
Xâm phạm bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lí như sau:
Người vi phạm thực hiện một trong các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nêu trên sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu:
Sử dụng bí mật kinh doanh để sản xuất và lưu thông hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
Những thông tin quan trọng của doanh nghiệp bị tiết lộ, cung cấp cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo vệ bí mật kinh doanh như đề phòng người lao động sử dụng máy ảnh, điện thoại, thiết bị lưu trữ gắn ngoài khi nhân viên tiếp cận với các thông tin bí mật; Các phòng lưu trữ thông tin mật cũng nênxác minh thẻ của người lao động khi ra vào phòng này; Doanh nghiệp cần quản lý email ra vào của người lao động để tránh rò rỉ thông tin, ảnh hưởng xấu đến công ty.
Khi tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra kỹ thông tin của người lao động nhằm để phòng người đó là gián điệp của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.
Theo DDDN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?