Kinh doanh thua lỗ, thiếu nợ ngân hàng phải chịu trách nhiệm gì?

Mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng, vay tiền trả lãi và kinh doanh nhưng thua lỗ 6 tỷ. Xin hỏi bị tội gì?? Trước tiên xin cảm ơn Luật sư tham gia tư vấn giúp gia đình chúng tôi. Hiện tại tôi rất bối rối. Sự việc như sau: Vào khoảng năm 2006 do làm ăn thua lỗ, chi tiêu không hợp lý. Bố tôi đã nợ ngân hàng và nợ ngoài gần 1 tỷ. Sau đó, để có tiền vốn tiếp tục kinh doanh (xây d��ng), bố tôi đã cầm cố sổ đỏ của nhà và vay mượn thêm của các nhà khác. Số tiền vay mượn được 1 phần để trả lãi ngân hàng và bên ngoài (có khi vay nặng lãi) . Tuy nhiên, do tình hình xây dựng không khả quan, đọng vốn và một số vấn đề ngoài luồng như quan hệ đối tác, chi bên A bên B...dẫn đến tình trạng kinh doanh ngày càng đi xuống, không những không trả được lãi mà lãi mẹ đẻ lãi con ngày càng lớn. Từ đó đến nay bố tôi không còn cách nào khác buộc phải tiếp tục mượn sổ đỏ để duy trì.Đến bây giờ đã nợ ngân hàng gần 4 tỷ, nợ ngoài gần 1,5 tỷ..Tài sản thế chấp không có khả năng lấy lại được. Vấn đề ở đây là nợ ngoài thì có thể thương lượng. Nhưng nợ ngân hàng đến kỳ phát mãi tài sản thế chấp, liệu bố tôi có dính vào pháp luật?? Sổ đỏ của các nhà khác người thì cho bố tôi mượn, người thì cũng muốn vay ngân hàng nhưng ko có tư cách pháp nhân nên nhờ bố tôi cầm cố hộ, tiền vay được chia nhau. Xin hỏi như vậy bố tôi có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng chiếm đoạt tài sản không? Trong trường hợp này, nếu tuyên bố phá sản thì làm thế nào để không dính dáng đến pháp luật? Nếu có bị đi tù, thì khoảng bao nhiêu năm? Liệu có bị tử hình không? Số phận nhà tôi đang rất bi đát. Rất mong sự tư vấn của Luật sư

Chào bạn,

Theo bạn kể thì vụ việc của bố bạn có vẻ phức tạp. Để trả lời có phạm tội lừa đảo hay không cũng không đơn giản. Ở đây có ít nhất 2 chủ thể có thể tố cáo là Ngân hàng và người cho vay, mượn. Đối với Ngân hàng, do có thế chấp nên có lẽ họ chọn giải pháp xử lý tài sản thế chấp. 

Trường hợp hạn hữu Ngân hàng có thể tố giác về hình sự trên cơ sở căn cứ bố bạn không sử dụng tiền đúng mục đích vay. Tương tự, những người cho vay, mượn khác cũng có thể làm như vậy. Tuy nhiên, cũng mong sự việc không diễn biến xấu như vậy vì bạn khẳng định "có thể thương lượng"

Tóm lại, Ngân hàng xử lý được tài sản thế chấp và thu đủ về tài chính thì nhiều khả năng không vấn đề gì. Trường hợp xấu nhất phải chịu trách nhiệm hình sự thì cả tội "Lừa đảo...." theo Điều 139 hay tội "Lạm dụng tín nhiệm ..." theo Điều 140 BLHS hiện nay không có khung hình phạt từ hình nên bạn không phải quá lo. Về phá sản thì đó là việc của doanh nghiệp không dính dáng đến cá nhân, trừ trường hợp vấn đề tài chính giữa các thành viên và doanh nghiệp còn chưa dứt điểm.
Trân trọng!
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
373 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào