Trợ cấp thâm niên cho cán bộ lực lượng vũ trang đã chuyển ngành

Em và gia đình có một số thắc mắc về Nghị định 04/2001/NĐ-CP ban hành ngày 16-1-2001 mong luật sư giải đáp giúp. Trong thời kỳ chống Mỹ, bố em là lực lượng Công An Vũ Trang (nay gọi là bộ đội biên phòng), đến năm 1976, toàn đơn vị chuyển qua Công An Nhân Dân, trong đó có cả bố em. Năm 1983, ông chuyển ngành sang dân chính. Thời gian ông tham gia lực lượng vũ trang là 20 năm. Năm 2005 thì ông về hưu. Vậy liệu bố em có được tính trợ cấp thâm niên 20 năm ở lực lượng vũ trang không? Khi em lên hỏi Bảo hiểm Xã Hội tỉnh Quảng Ngãi (nơi gia đình em sống), thì giám đốc Bảo hiểm trả lời là "cán bộ về hưu trước năm 2000 mới được hưởng trợ cấp thâm niên". Và có cô chú ở Bảo hiểm Xã hội còn nói là "Công An không phải Lực lượng vũ trang". Nhưng đến khi  em gọi điên cho Văn phòng Chế Độ, Chính Sách Việt Nam ngoài Hà Nội thì họ lại trả lời là bố em hoàn toàn có thể nhận được trợ cấp thâm niên 20 năm ở lực lượng vũ trang... Em và gia đình vô cùng băn khoăn. Rất mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn. Lê Thị Thảo Trang

Chào bạn;

Xin trao đổi với bạn vài ý kiến riêng như sau:

Theo điểm 1 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ngày 09/08/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Hướng dẫn bổ sung Thông tư số 11/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/11/2005 về việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội thì: “Đối với quân nhân chuyển ngành; công an nhân dân chuyển sang công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể ngoài lực lượng vũ trang; người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, thuộc diện được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi chuyển ngành theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ; điểm 3 khoản 6  Điều 1 Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ; điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ hoặc công an nhân dân thuộc diện được tính bình quân tiền lương của 10 năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm 4 khoản 6  Điều 1  Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2003 của chính phủ thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu”.

Và theo điểm 2 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH

“Đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ và điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ thì khoản phụ cấp thâm niên được tính trên mức tiền lương trước khi chuyển ngành”.

Theo điều 1 Nghị định số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với sĩ quan nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng và quy đổi thời gian để hưởng trợ cấp một lần quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999.

Căn cứ các điều khoản trên có thể nói:

Ba bạn, trước khi chuyển ngành có thời gian công tác trong quân đội và vừa có thời gian công tác trong ngành công an nhân dân thì thời gian công tác trong quân đội sẽ được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành, riêng thời gian công tác trong ngành công an nhân dân thì không thuộc diện được cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên trước khi chuyển ngành ( theo điểm 1,  2 phần I Thông tư số 21/2005/TT-BLĐTBXH ) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.

Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân chuyển ngành được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ trong Công an nhân dân (theo điểm c khoản 2 điều 38 Luật Công an Nhân dân) nhưng rất tiếc Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (điều 42 Luật Công an Nhân dân).

Chào bạn.

Lực lượng vũ trang nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Lực lượng vũ trang nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền lập danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có được sử dụng tài sản công? Lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ gì khi quản lý và sử dụng tài sản công?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có được xin thôi quốc tịch Việt Nam khi đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm những lực lượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác được hướng dẫn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tập thể, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang trình khen thưởng cấp Nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Quy định tiền lương tăng thêm đối cới cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp thâm niên cho cán bộ lực lượng vũ trang đã chuyển ngành
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lực lượng vũ trang nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
471 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lực lượng vũ trang nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào