Xử phạt hành vi đầu cơ hàng

Cứ vào dịp lễ tết lại xuất hiện tình trạng một số mặt hàng thiết yếu khan hiếm dẫn tới đội giá lên cao. Ngoài nhu cầu tiêu dùng tăng cao thì còn do một số bộ phận đầu cơ tích trữ để đẩy giá lên cao kiếm lời. Nếu xác định rõ hành vi trục lợi này thì sẽ bị xử lý như thế nào? Phạm Bích Hậu (quận Tây Hồ)

Theo Điều 47, Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có các mức phạt đối với hành vi găm hàng như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1, Điều 46 của nghị định này: (a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá; b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác) mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;

b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;

c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;

d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1, Điều 46 của nghị định này mà không có lý do chính đáng:

a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;

b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;

c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;

d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của 3 tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1, Điều 46 của nghị định này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
242 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào