Bồi thường thiệt hại do chậm thanh toán

Công ty tôi đang vướng phải một vụ kiện như sau kính nhờ quý Luật sư tư vấn: - CÔng ty tôi có đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu tại công ty A, thời hạn giao hàng là 25/9 - 05/10/08, thanh toán: sau 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng. - Khi thực hiện hợp đồng, lô hàng cuối công ty A giao vào ngày 10/10/08 chậm so với hợp đồng. Khi thanh toán phía công ty tôi thanh toán cũng chậm so với hợp đồng: thanh toán lần cuối cùng là tháng 3/2009 (thay vì 11/2009). Việc giao hàng chậm của Công ty A dẫn đến Công ty tôi giao hàng chậm cho phía đối tác nước ngoài là 1 ngày. - Nay Công ty A kiện yêu cầu công ty tôi phải trả tiền lãi do chậm thanh toán theo hợp đồng là 85 triệu đồng. Công ty tôi không chấp nhận vì cho rằng việc giao hàng chậm của Công ty A dẫn đến công ty tôi giao hàng chậm cho phía đối tác nước ngoài, dẫn đến phía đối tác nước ngoài yêu cầu công ty tôi giảm giá bán, chậm thanh toán (đến nay vẫn chưa thanh toán) và không nhận hết hàng như thỏa thuân ban đầu.  - Về hồ sơ: Công ty tôi có hợp đồng, hồ sơ chứng minh Công ty A giao hàng chậm (biên bản giao nhận) nhưng không có lập biên bản xác định thiệt hại tại thời điểm mà công ty A giao hàng chậm; có hồ sơ chứng minh giao hàng chậm cho phía đối tác nước ngoài, có biên bản giảm giá với phía đối tác nước ngoài. Ngoài ra, năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cần nên ảnh hưởng đến việc thanh toán của phía đối tác nước ngoài dẫn đến công ty tôi chậm thanh toán cho công ty A. Xin hỏi quý Luật sư trường hpợ này có thể xem là bất khả kháng hay không? Kính nhờ Quý Luật sư tư vấn!

Chào bạn!

Để có thể tư vấn chính xác thì phải có hợp đồng cụ thể và sự trao đổi trực tiếp với công ty bạn về hợp đồng. Tuy nhiên với những thong tin ban đưa ra tôi có thể nêu ra một số quy định của pháp luật để bạn có thể định hướng các hành vi pháp lý phù hợp.

Thứ nhất: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Thứ hai: Việc phạt vi phạm do chậm thanh toán phải được ghi cụ thể trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có điều khoản phạm vi phạm thì không áp dụng. Điều 300 Luật Thương mại quy định về phạt vi phạm như sau: Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.

Ngoài ra, theo điều 301 Lụat thương mại thì: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại

Như vậy việc công ty A yêu cầu phạt vi phạm chậm thanh toán phải được ghi trong hợp đồng. Ngược lại, công ty bạn có quyền yêu cầu phản tố đối với việc chậm giao hàng của công ty A để yêu cầu bồi thường thiệt hại cho công ty bạn. Điều 302 Luật thương mại quy định về Bồi thường thiệt hại như sau:

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Để phản tố về hành vi chamạgiao hàng gay thiệt hại cho Công ty bạn, bạn phải đưa ra Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chứng minh tổn thất như sau:

Điều 303 Luật thương mại:

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tôi nghĩ rằng với những căn cứ tôi nêu trên thì công ty bạn sẽ đưa ra được quyết định phù hợp, đảm bảo lợi ích của công ty. Nếu cần, Công ty bạn có thể liên hệ trực tiếp với tôi

 

Chúc bạn vui.

Luật sư Nông Minh Đức

ĐT: 0988796368

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
426 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào