Công ty giải thể có phải tiếp tục tham gia tố tụng?
Trả lời của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương, Giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM:
Vấn đề ông hỏi được quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng dân sự:
Nếu bị đơn là một tổ chức mà trong quá trình tố tụng tại tòa án, tổ chức đó giải thể thì vụ án sẽ vẫn được tiếp tục giải quyết và các chủ thể khác phải kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của tổ chức đó như sau:
- Nếu tổ chức bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ phải tiếp tục tham gia tố tụng tại tòa án.
- Nếu tổ chức bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
Như vậy, trong trường hợp của ông, cá nhân là thành viên của công ty X hoặc người đại diện của công ty phải tiếp tục tham gia tố tụng tại tòa án.
TS Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?