Chế độ nghỉ phép năm trong Doanh nghiệp nhà nước

Kính chào Luật sư Bùi Công Thành, Xin quý luật sư cho tôi hỏi: Chế độ nghỉ phép hàng năm hiện nay ở Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có khác biệt gì với các DN tư nhân hay không? Tôi có thể tìm đọc những quy định liên quan đến chế độ nghỉ phép hàng năm này qua những luật, thông tư hay văn bản pháp luật nào? Tôi vào làm cho 1 công ty là DNNN, bộ phận hành chính của công ty áp dụng chế độ nghỉ phép như sau: Nhân viên nào có thời gian làm việc tại công ty trên 1 năm thì mới được nghỉ phép hàng năm, còn các nhân viên mới vào làm (thời gian làm việc dưới 1 năm) thì không có ngày phép. Ví dụ: Anh A. bắt đầu làm tại công ty từ ngày 01/01/2007 thì trong thời gian 01 năm (từ 01/01/2007 đến 31/12/2008), anh A. không được hưởng phép năm, khi nào muốn nghỉ để làm việc riêng thì phải làm đơn xin nghỉ việc riêng, có xác nhận của Trưởng Bộ phận quản lý và Ban Giám đốc, ngày nghỉ đó không được hưởng lương (bởi vì chưa có phép năm). Anh A. chỉ được tính phép năm từ ngày 01/01/2008, mỗi tháng được 01 ngày phép năm. Xin hỏi: Như vậy có đúng luật không? Cụ thể như thế nào? Anh A. làm ở Bộ phận Kế toán, tính chất công việc đòi hỏi phải thường xuyên đi làm nên trong năm 2008, anh A. không nghỉ một ngày nào (phép năm còn nguyên), đến cuối năm anh A. KHÔNG ĐƯỢC quy đổi sang số tiền tương ứng với số ngày phép còn lại để nhận. Tôi muốn biết những quy định về việc này? Theo tôi được biết (và đã từng áp dụng khi làm việc ở một Liên danh nước ngoài) thì nếu người lao động không sử dụng hết phép trong năm thì sẽ được tiếp tục sử dụng số phép còn lại đó trong quý I năm tiếp theo; còn không thì DN phải trả số tiền tương ứng với số ngày phép đó cho người lao động. Ví dụ: Người lao động có tiền lương là 100.000 đồng/ngày, đến cuối năm 2008, người lao động còn 12 ngày phép thì số tiền trả tương ứng với 12 ngày phép đó là: 100.000 đ x 12 ngày = 1.200.000 đồng. Người lao động sẽ được nhận số tiền này. Vậy trường hợp nào về vấn đề này đúng? Tôi cũng xin bổ sung chi tiết: trong hợp đồng lao động, về khoản thu nhập cho người lao động, chỉ xác định số tiền lương phải trả hàng tháng. Còn tất cả “các điều khác không quy định trong hợp đồng lao động này sẽ được giải quyết theo luật lao động, còn  nếu trong luật lao động không quy định thì tuân theo thỏa ước lao động tập thể”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía quý luật sư và quý web. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Chào bạn,

Bạn có nhiều câu hỏi nhưng rất sát thực tế điều này cho thấy bạn cũng có vốn kiến thức về các vấn đề này.
Trước hết tôi xin khẳng định với bạn rằng mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đều phải tuân thủ Luật Lao đông do vậy chế độ nghỉ phép năm đối với họ cũng không ngoại lệ. Vấn đề là họ có tuân thủ hoặc vận dụng luật có đúng luật hay không? 
Việc công ty bạn quy định “ Nhân viên nào có thời gian làm việc tại công ty trên 1 năm thì mới được nghỉ phép hàng năm, còn các nhân viên mới vào làm (thời gian làm việc dưới 1 năm) thì không có ngày phép ” là trái quy định pháp luật bởi lẽ theo khoản 1 Điều 74  Bộ Luật Lao đông (BLLĐ) thì người lao động (NLĐ) có 12 tháng làm việc tại doanh nghiệp thì họ phải được nghỉ hàng năm (phép năm) hưởng nguyên lương là tối thiểu 12 ngày hoặc hơn nếu NLĐ có thâm niên làm việc và số phép năm này được tính cho năm làm việc đó.
Mặc khác, tại khoản 2 Điều 77 BLLĐ : “ NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền.” Trường hợp do “ tính chất công việc đòi hỏi phải thường xuyên đi làm nên trong năm 2008, anh A. không nghỉ một ngày nào (phép năm còn nguyên), đến cuối năm anh A. KHÔNG ĐƯỢC quy đổi sang số tiền tương ứng với số ngày phép còn lại để nhận ” thì công ty bạn phải thanh toán cho anh A những ngày phép năm mà anh A được hưởng với mỗi ngày như thế tương ứng là tiền lương / ngày X 300%.

Thực ra doanh nghiệp liên doanh trước đây bạn công tác tính như thế là quá linh động, có thể điều này cả giữa người sử dụng LĐ và NLĐ đều chấp nhận nhưng như vậy là không phù hợp quy định pháp luật.

Tóm lại, công ty bạn quy định như trên là không thể chấp nhận được. 

Để nắm rõ các quy định trên bạn có thể tham khảo các van bản sau:

- Bộ Luật Lao động;

- Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994;

- Thông tư 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995.

Chúc bạn thành công.

Trân trọng chào bạn.

Ls.Bùi Công Thành

Nghỉ hằng năm
Hỏi đáp mới nhất về Nghỉ hằng năm
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không cho người lao động nghỉ phép năm công ty bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động mới ký hợp đồng có được nghỉ phép hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền phép năm có được tính chi phí hợp lý không? Nghỉ phép năm có được tính lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học có bao gồm nghỉ phép hằng năm như trường phổ thông không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động thử việc có được tính ngày nghỉ hằng năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền phép năm ai trả? Không nghỉ phép có được thanh toán tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách xác định thời gian nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc của người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30? Cách điền giấy nghỉ phép?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nghỉ hằng năm
Thư Viện Pháp Luật
350 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nghỉ hằng năm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào