Thủ tục tặng, cho quyền sử dụng đất

Năm 2006, bố mẹ vợ cho vợ chồng tôi 200m2 đất ở. Chúng tôi xây dựng nhà, sống ổn định từ đó đến nay. Hiện tại, chúng tôi muốn chuyển nhượng nhà đất, nhưng anh chị em của vợ tôi không đồng ý. Họ nói rằng “đất này do bố mẹ cho anh chị, ở thì không sao nhưng không được chuyển nhượng”. Đề nghị luật sư cho biết, chúng tôi có quyền chuyển nhượng nhà đất nêu trên không? Sự ngăn cản của anh chị em trong gia đình vợ tôi có trái pháp luật không?

 Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vấn đề anh (chị) hỏi là “vấn đề nóng” trong không ít gia đình hiện nay, thực tế, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi với nội dung tương tự. Thế nhưng, hầu hết câu hỏi đều chưa đủ thông tin, đặc biệt bạn đọc không nói rõ, người được tặng, cho (con gái, con rể) đã xác lập quyền sử dụng đất theo thủ tục luật định hay chưa, nên chúng tôi không thể trả lời chính xác từng trường hợp. Tuy nhiên, để bạn đọc nói chung, ông Nguyễn Trọng Đức nói riêng tham khảo, chúng tôi dẫn chiếu, phân tích một số quy định của pháp luật về vấn đề này.

Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, bố mẹ vợ của ông Đức có quyền cho vợ chồng bạn 200m2 đất khi có đủ các điều kiện sau: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Cùng với các điều kiện trên, việc tặng, cho phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) và các điều kiện đặc thù đối với giao dịch về tặng, cho quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS. Điều 467 BLDS quy định: “Tặng, cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật, bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng, cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký...”.

Từ quy định trên cho thấy, nếu bố mẹ vợ đã “cho” vợ chồng ông 200m2 đất, việc tặng, cho được lập thành văn bản, đã được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và vợ chồng bạn đã đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất thì vợ chồng ông có toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt đối với quyền sử dụng diện tích đất nêu trên (Điều 165 BLDS, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003). Anh chị em trong gia đình ngăn cản vợ chồng bạn chuyển nhượng nhà và đất ở, là vi phạm nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản (Điều 169 BLDS).
 

Tặng cho quyền sử dụng đất
Hỏi đáp mới nhất về Tặng cho quyền sử dụng đất
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tặng đất cho con mới nhất hiện nay? Một số lưu ý về giao dịch tặng cho đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bố mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con có đòi lại được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật tặng cho đất đai 2023? Ai được tặng cho quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng tặng cho tài sản về quyền sử dụng đất phải đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho nhà ở, đất ở mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Tặng cho con mảnh đất thì có cần đăng ký biến động hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Đất xây dựng nhà thờ được người dân tặng cho vào năm 2003 thì có được làm số đỏ?
Hỏi đáp pháp luật
Đã tặng cho con mảnh đất thì ba mẹ có được quyền đòi lại hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tặng cho quyền sử dụng đất
Thư Viện Pháp Luật
358 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tặng cho quyền sử dụng đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào