Đại biểu Quốc hội được ưu tiên những gì?

Có phải đại biểu Quốc hội có "quyền miễn trừ" nên công an không được bắt nếu Quốc hội không đồng ý, ngoài ra còn những quyền gì? Đại biểu hưởng lương thế nào? Bùi Tấn Tài

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Quốc hội có các quyền sau đây:

1/ Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh

2/ Quyền tham gia làm thành viên và tham gia hoạt động của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

3/ Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu

4/ Quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

5/ Quyền kiến nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.

6/ Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật: Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

7/ Quyền yêu cầu cung cấp thông tin: Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

8/ Quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân: Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền tham gia ý kiến vào các vấn đề quản lý nhà nước, vấn đề liên quan đến đời sống của Nhân dân và các vấn đề khác mà đại biểu quan tâm.

9Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội: Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang, cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.

Quy định về lương, phụ cấp

Theo điều 41 Luật tổ chức Quốc hội: “1. Phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội chuyên trách, phụ cấp của đại biểu Quốc hội không hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

2. Đại biểu Quốc hội được cấp hoạt động phí hằng tháng, kinh phí để thực hiện chế độ thuê khoán chuyên gia, thư ký giúp việc và các hoạt động khác để phục vụ cho hoạt động của đại biểu theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

Ngoài ra, Luật còn quy định điều kiện bảo đảm cho đại biểu Quốc hội như sau: Thời gian đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được tính vào thời gian công tác liên tục. Khi đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thôi làm nhiệm vụ đại biểu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí công tác cho đại biểu Quốc hội.

Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này được tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm việc.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm việc, trang bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động của đại biểu.

Đại biểu Quốc hội được ưu tiên trong việc mua vé tàu hỏa, ô tô, tàu thủy, máy bay nhưng được ưu tiên khi qua cầu, phà. Trong trường hợp ốm đau, đại biểu Quốc hội không thuộc diện cán bộ trung cấp, cao cấp thì được khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ trung cấp. Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội không phải là cán bộ, công chức, viên chức khi qua đời được hưởng chế độ về tổ chức lễ tang như đối với cán bộ, công chức.

Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có bắt buộc phải là Đảng viên không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có tối đa bao nhiêu phút phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khi nào? Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai trong kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp không được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chấp nhận cho đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Quốc hội
Thư Viện Pháp Luật
296 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại biểu Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào