Trách nhiệm của DN không tham gia BHXH, BHYT cho NLĐ bị TNLĐ
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 5 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao Động về HĐLĐ, thì trường hợp NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo HĐLĐ với người SDLĐ không tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc cho NLĐ, người SDLĐ có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ theo quy định tại khoản 1 điều 144 của Bộ luật Lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho NLĐ theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 điều 145 của Bộ luật Lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người SDLĐ của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của NLĐ.
3. Người SDLĐ của các HĐLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều 38 của Bộ luật Lao động.
Khi sức khoẻ của NLĐ bình phục thì người SDLĐ và NLĐ thỏa thuận tiếp tục thực hiện HĐLĐ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐ hoặc chấm dứt HĐLĐ đã giao kết theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Lao Động thủ đô, ngày 17/04/2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Thông tin mới nhất về lệ phí trước bạ ô tô điện từ ngày 1/3/2025?