Ký hợp đồng thử việc có thời hạn 90 ngày là trái luật
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thử việc và thời gian thử việc được Bộ luật Lao động năm 2012 quy định tại Điều 26 và Điều 27, cụ thể:
Người SDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. NLĐ làm việc theo HĐLĐ mùa vụ thì không phải thử việc.
Về thời gian thử việc, thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”.
Đối chiếu với quy định pháp luật nêu trên, việc công ty yêu cầu bạn ký hợp đồng thử việc có thời hạn 90 ngày, mức lương thử việc 70% mức lương chính thức của công việc đó là trái với quy định của pháp luật.
Bài viết tại Báo Lao động thủ đô ngày 12/06/2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?