Chế độ mai táng phí đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đã xuất ngũ

Bố tôi phục vụ trong quân đội từ năm 1976, tham gia chiến đấu và bảo vệ biên giới phía Bắc, xuất ngũ năm 1984. Năm 2007, ông bị bệnh rồi mất. Gia đình tôi đã được hỗ trợ một lần là 3,6 triệu đồng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của |Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình tôi có được hưởng trợ cấp mai táng phí, tử tuất nữa không (Bùi Văn Nguyễn, Hòa Bình).

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest -  - trả lời:
Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09.11.2011 (về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30.04.1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc) quy định: “Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này nếu chưa được hưởng chế độ BHYT thì được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành” (Điều 6).
Luật BHXH năm 2006 quy định: 
“1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: 
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng BHXH;
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; 
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc” (khoản 1 Điều 63).
“1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;
b) Đang hưởng lương hưu; 
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên” (khoản 1 Điều 64).
“Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này;
2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này” (Điều 66).
Như vậy, gia đình anh chỉ thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng, tiền tuất nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại các điều luật mà Chúng tôi viện dẫn trên.

Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính tiền trợ cấp xuất ngũ một lần đối với binh sĩ xuất ngũ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì được hưởng chế độ phụ cấp gì?
Hỏi đáp pháp luật
Xin việc làm đối với bộ đội xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết ưu tiên cho Quân nhân xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết việc làm và chế độ, chính sách cho bộ đội xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ mai táng phí đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đã xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Sai thông tin trên giấy xuất ngũ, hưởng chế độ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ đối với sĩ quan, CNV quốc phòng phục viên, xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời gian công tác đối vopwis thời gian tham gia quân đội xuất ngũ trước tháng 12/1993.
Hỏi đáp pháp luật
Tăng trợ cấp với quân nhân phục viên, xuất ngũ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Thư Viện Pháp Luật
1,510 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ chính sách khi xuất ngũ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ chính sách khi xuất ngũ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào