Yêu cầu người lao động đặt cọc tiền có trái luật?

Chúng tôi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách. Từ trước tới nay, công ty khi giao xe (giá trị hàng tỉ đồng/xe) cho lái xe, có yêu cầu họ phải đặt cọc một khoản tiền 20 triệu đồng và ký hợp đồng trách nhiệm. Nhưng vừa qua, Công đoàn Công ty có gửi ý kiến, việc yêu cầu lái xe phải đặt cọc tiền là trái luật lao động. Đề nghị Luật sư tư vấn, Chúng tôi có phạm luật không, vì sao? (Nguyễn Ngọc Quế, Hà Nội)

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: 

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật có liên quan, như sau:
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
- Những hành vi người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ): "Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ” (khoản 2 Điều 20).
- Bồi thường thiệt hại: “NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”(khoản 2 Điều 130).
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự” (khoản 1 Điều 358).
 
Căn cứ quy định nêu trên, nếu NSDLĐ yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ là trái pháp luật lao động. 
Tuy nhiên cần phân biệt rõ, việc NSDLĐ bàn giao cho NLĐ tài sản có giá trị lớn để quản lý, sử dụng, đồng thời hai bên giao kết hợp đồng trách nhiệm, là một quan hệ (dân sự) khác giữa hai bên (mặc dù điều này có liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động). Do đó, hai bên có thể thỏa thuận áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự (như đặt cọc tiền, bảo lãnh, ký quỹ...).
Vậy, biện pháp đặt cọc mà Công ty anh đang áp dụng là không trái với pháp luật lao động.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
377 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào