Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Luật gia Ngô Thị Phi - Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (bị coi là tội phạm) là hành vi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Điều luật quy định hai hành vi phạm tội, đó là hành vi từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng và hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội cho chính xác. Hành vi từ chối (không chịu nhận) nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc trốn tránh (bỏ trốn, giấu địa chỉ, tìm lý do thoái thác) nghĩa vụ cấp dưỡng trong khi có trách nhiệm và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật, nếu hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng mà người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì vẫn có thể cấu thành tội phạm.
Tội phạm này gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe (21% trở lên), tinh thần, tài sản (từ 50 triệu đồng trở lên) của người bị hại; gây dư luận cấu trong xã hội về văn hóa, đạo đức…
Người thực hiện hành vi phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 16 trở lên có trách nhiệm cấp dưỡng và đủ khả năng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Tội phạm này được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Mục đích là không phải cấp dưỡng cho người khác nhưng không là bắt buộc để cấu thành tội phạm.
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng là tội phạm ít nghiêm trọng với khung hình phạt cơ bản là bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?