Tâm thần phạm tội có bị đi tù không?

Em trai tôi mắc bệnh tâm thần (có giám định pháp y tâm thần của Bệnh viện). Trong một lần đi chơi, em tôi có hành vi lấy dao đâm một người hàng xóm, tuy nhiên chỉ bị thương nhẹ xay xát ngoài da. Đề nghị luật sư tư vấn, em tôi phạm phải tội gì và có bị đi tù không? (Trần Nhật - Hưng Yên)

Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo như sau:

Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS), quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Điều 104 BLHS quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, như sau: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”

Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), quy định: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”(khoản 3).

Như vậy, hành vi lấy dao đâm vào người khác của em trai anh đã cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 104 BLHS (mặc dù người bị hại chỉ bị xay xát nhẹ ngoài da). Theo đó em trai anh sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên, do em trai anh mắc bệnh tâm thần, không nhận thức được hành vi của mình gây ra nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Trong trường hợp này, người giám hộ là được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của em trai anh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do em trai anh gây ra theo quy định tai khoản 3 Điều 606 BLDS. Bởi lẽ người giám hộ đã không trông nom, quản lý cẩn thận dẫn đến việc em trai anh thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến thiệt hại cho người khác.

Không có năng lực trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Không có năng lực trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp pháp luật
Tâm thần phạm tội có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội khi bị tâm thần
Hỏi đáp pháp luật
Người tâm thần phạm tội có bị xử lý hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trong giai đoạn truy tố, trường hợp bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự, Viện kiểm sát xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự trong giai đoạn xét xử, Tòa án xử lý thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Không có năng lực trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
265 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Không có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào