Giải đáp về vấn đề chấm dứt HĐLĐ

Công ty chúng tôi có một trường hợp đã vào làm việc từ năm 1998 đến nay, người này muốn chấm dứt HĐLĐ và đã nộp đơn báo trước 45 ngày từ ngày 25/8/2001. Trong thời gian báo trước chờ giải quyết người này đã nghỉ làm việc một số ngày (số ngày nghỉ có cả có lý do và không có lý do). Theo Luật lao động thì thời gian báo trước phải là 45 ngày làm việc không tính ngày nghỉ (Công ty chúng tôi nghỉ ngày thứ 7) và ngày Lễ, như vậy trường hợp trên có vi phạm thời gian báo trước không? Có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Họ có phải bồi thường gì cho Công ty không?

Trả lời: Vi phạm thời gian báo trước là trong trường hợp chưa hết thời gian 45 ngày làm việc, người lao động (NLĐ) đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Không vi phạm thời gian báo trước là trong trường hợp người lao đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật sau 45 ngày làm việc. Trong thời gian báo trước, người lao động vẫn có quyền nghỉ theo chế độ (như nghỉ phép, nghỉ ốm,...) hoặc nghỉ được sự đồng ý của người sử dụng lao động nhưng vẫn phải đảm bảo đủ sau 45 ngày làm việc mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp có thoả thuận khác với người sử dụng lao động)

Trong thời hạn báo trước, NLĐ vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ làm việc theo hợp đồng; nếu họ có thời gian nghỉ phép, thì thời gian nghỉ phép vẫn được hưởng lương, không liên quan đến thời gian báo trước, do đó không phải trừ. Đối với thời gian NLĐ tự ý nghỉ việc, thì DN có quyền xử lý kỷ luật về hành vi tự ý nghỉ việc; và cũng không phải trừ trong thời gian báo trước, không phải gia hạn, vì việc đó không liên quan đến thời gian báo trước.

Được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ đúng theo luật định và không vi phạm thời gian báo trước.

Không được nhận trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo luật định và vi phạm thời gian báo trước.

Xuân Anh
 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải đối với nhân viên có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị đánh đập ép buộc làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vi phạm thời gian báo trước khi nghỉ việc bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn có tính cả ngày nghỉ lễ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ việc trước thời hạn báo trước thì phải bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ngang có giấy quyết định nghỉ việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi họ bị viêm gan B hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
310 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào