Ký kết hơp đồng thử việc
Trả lời: Trước khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền thỏa thuận, giao kết hợp đồng thử việc: việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc (theo Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động).
- Thời gian thử việc (Khoản 2 Điều 26, Điều 27 Bộ luật Lao động):
+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
+ Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.
- Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc: hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó (Điều 28 Bộ luật Lao động).
- Quyền, nghĩa vụ các bên trong và sau khi kết thúc thời gian thử việc (Điều 29 Bộ luật Lao động):
+ Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
+ Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Văn phòng Tư vấn pháp luật CĐXDVN
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?