Con dâu có được thừa kế theo di chúc của mẹ chồng khi ly hôn?
Con dâu là người xác lập quan hệ hôn nhân với con trai của người để lại di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất.
Con dâu là người có vai trò quan trọng trong gia đình, hầu hết mọi công việc của nhà chồng, con dâu đều phải cùng chồng đảm đương, gánh vác, trách nhiệm. Thế nhưng, khi bố mẹ chồng phân chia tài sản thừa kế theo di chúc hay phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật thì lúc này con dâu trở thành người “dưng”. Tuy nhiên, không phải lúc nào con dâu cũng bị phân biệt như vậy.
Một số gia đình không có con gái, hoặc có con gái đi lấy chồng xa. Họ thương con dâu như con gái vì con dâu là người gần gũi, trực tiếp chăm sóc họ lúc tuổi già.
Mặc dù, con dâu không là người được hưởng thừa kế theo pháp luật từ bố, mẹ chồng nhưng con dâu được quyền hưởng thừa kế theo di chúc. Vì quyền để lại tài sản của mình cho ai là quyền của cá nhân, theo BLDS, quyền của người lập di chúc có quyền “chỉ định người thừa kế”. Con dâu được hưởng thừa kế theo di chúc của bố mẹ chồng khi chia di sản thừa kế không có gì khó khăn.
[Con dâu có được thừa kế theo di chúc của mẹ chồng khi ly hôn? - Ảnh 1]
Con dâu đã ly hôn được thừa kế theo di chúc của mẹ chồng
Trong trường hợp ví dụ trong một gia đình, người cha đã mất, hai ông bà có một người con trai, người con trai lấy vợ và sống cùng mẹ. Khi bà mất, bà có để lại di chúc với nội dung “để lại một căn nhà cho con dâu của tôi”. Nhưng khi mở thừa kế thì lúc này con trai và con dâu của bà đã ly hôn. Và con trai chưa chưa lấy vợ khác, liệu rằngtại thời điểm mở di sản thì cô không còn trong mối quan hệ hôn nhân với con bà, không còn là con dâu của bà. Thì có được hưởng di sản thừa kế theo di chúc không? Việc đang là con dâu hay không còn là con dâu không quan trọng việc có được hưởng thừa kế theo di chúc. Mà quan trọng ở đây là nội dung và hình thức của di chúc. Nếu di chúc chỉ ghi là “để lại một căn nhà cho con dâu” thì về mặt nội dung di chúc chưa đúng theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 653 BLDS 2005 nội dung di chúc phải ghi rõ: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Và di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Do đó, nội dung của di chúc trong ví dụ cụ thể kia đúng, vì người để lại di chúc cần phải viết cụ thể để lại thừa kế cho con dâu là ai, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người hưởng thừa kế. Di chúc có hiệu lực khi và chỉ khi đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức pháp luật quy định thì mới được thừa nhận di chúc.
Mặc dù người con dâu ấy hiện tại không còn là con dâu, đã ly hôn, không còn mối quan hệ hôn nhân với con của người để lại di chúc và không còn mối quan hệ gia đình với người để lại di chúc nhưng vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của người đã mất.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?