Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử lý thế nào?
Theo đó, một số phương tiện được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự sau đây:
1. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
2. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
3. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
4. Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
5. Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
6. Đoàn xe tang;
7. Các xe khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
Các xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ còn có những quy định riêng áp dụng đối với các xe được quyền ưu tiên, chẳng hạn như: Luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm người tham gia giao thông vượt xe khi gặp xe được quyền ưu tiên; Các xe được quyền ưu tiên cũng được ưu tiên khi đi qua phà, cầu phao.
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua nơi xảy ra tai nạn thì có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, nhưng các xe được quyền ưu tiên thì không bắt buộc phải thực hiện quy định này; và luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm việc bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác gây cản trở xe ưu tiên sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Luật Giao thông đường bộ quy định, xe ưu tiên là những loại phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ các đường nào khác có thể đi được, kể cả khi đã có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Nghiêm cấm các hành vi cản trở xe ưu tiên.
Tại mục III Thông tư số 16/1998/TT-BYT ngày 15/12/1998 ôtô cứu thương chỉ được sử dụng cho các mục đích:
- Chuyển chở, cấp cứu bệnh nhân.
- Trong trường hợp khẩn cấp, có thể dùng xe ôtô cứu thương chở thuốc, thầy thuốc, nhân viên y tế và các nhu cầu cấp thiết khác cho việc phòng và dập tắt các dịch bệnh ở các nơi xa bệnh viện.
- Nghiêm cấm việc sử dụng xe ôtô cứu thương để chuyên chở hàng hóa, hành khách và dịch vụ kinh doanh khác.
- Các đơn vị sử dụng xe cứu thương sai mục đích, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông Đường bộ năm 2008, những xe được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự, bao gồm:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu…
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP ngày 1/12/2009 quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên “xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu là xe đang chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu".
Theo các quy định trên, xe cứu thương chỉ được ưu tiên khi đang thực hiện nhiệm vụ chở bệnh nhân cấp cứu hoặc đi đón bệnh nhân cấp cứu; khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Đối với trường hợp sử dụng xe cứu thương chở người đi làm các công việc khác sẽ không được hưởng quyền ưu tiên vì sử dụng sai mục đích. Bởi vậy, cần phải xem xét trong quá trình sử dụng sai mục đích, xe này có hú còi. Nếu có những hành vi vi phạm luật giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Theo điểm h khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, xe không được quyền ưu tiên mà sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn của xe ưu tiên thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Ngoài ra, nếu trong quá trình sử dụng sai mục đích, xe cứu thương này còn bị phát hiện mắc thêm các lỗi vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ như chạy quá tốc độ, đi sai làm đường, vượt đèn đỏ… thì người điều khiển, người ngồi trên xe sẽ tiếp tục bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định xử phạt cụ thể đối với việc xe cứu thương sử dụng sai mục đích. Vì vậy, trong trường hợp xe cứu thương là xe của Nhà nước thì khi sử dụng sai mục đích có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 192/2013/NĐ– CP ngày 21/11/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước. Xe cứu thương của đơn vị tư nhân nếu sử dụng sai mục đích có thể bị xử phạt theo quy định của đơn vị quản lý.
Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử lý thế nào?
[Xe cứu thương hú còi ưu tiên vô tội vạ bị xử lý thế nào? - Ảnh 1]
Không nhường đường xe ưu tiên bị xử lý thế nào? - Ảnh minh họa
Theo đó, một số phương tiện được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự sau đây:
1. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
2. Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
3. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
4. Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
5. Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
6. Đoàn xe tang;
7. Các xe khác theo quy định của pháp luật.
Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.
Các xe được quyền ưu tiên kể trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Ngoài ra, Luật giao thông đường bộ còn có những quy định riêng áp dụng đối với các xe được quyền ưu tiên, chẳng hạn như: Luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm người tham gia giao thông vượt xe khi gặp xe được quyền ưu tiên; Các xe được quyền ưu tiên cũng được ưu tiên khi đi qua phà, cầu phao.
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua nơi xảy ra tai nạn thì có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, nhưng các xe được quyền ưu tiên thì không bắt buộc phải thực hiện quy định này; và luật giao thông đường bộ cũng nghiêm cấm việc bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử lý theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể:
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác gây cản trở xe ưu tiên sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng.
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Nếu hành vi này gây ra tai nạn giao thông thì người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 02 tháng.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?