Công an được tiến hành khám xét nhà ở khi nào??

Công an được tiến hành khám xét nhà ở khi nào??

Theo căn cứ tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm quy định:

Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

Như vậy, khi có đủ các căn cứ theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và cơ quan công an nói riêng được phép khám xét chỗ ở của công dân.

Việc khám xét phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền và trình tự, thủ tục khám xét.

Về thẩm quyền ra lệnh khám xét

Theo quy định tại Điều 141 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp:

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Trình tự, thủ tục khám xét

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định.

Theo đó, khi bắt đầu khám chỗ ở, người khám xét phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

- Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến.

- Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.

Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện Kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng.

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng hình sự, người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Số lượng nhà ở tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam theo Luật Nhà ở 2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, thực hiện phá dỡ nhà ở trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam không theo Luật Nhà ở 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cần đáp ứng điều kiện nào để được góp vốn bằng nhà ở từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà ở phục vụ tái định cư là gì? Nhà ở phục vụ tái định cư phải đáp ứng những yêu cầu nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở phục vụ tái định cư?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà cấp 4 là gì? Quy định về cấp nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Góp vốn theo hình thức phân chia sản phẩm là nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hiện nay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bên thuê cho thuê lại nhà ở thì có cần phải thông báo cho bên cho thuê hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào