Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội gồm những khoản nào?
Ngày 20/11/2014 Quốc hội ban hành Luật số 58/2014/QH13 về Luật Bảo hiểm xã hội. Và ngày 11/11/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày 11/11/2015. Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm bắt buộc
Được quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bắt đầu từ ngày 01/01/2016 bao gồm:
- Người làm việc theo Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thi hành từ 1/1/2018)
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tiền lương đóng BHXH gồm những khoản nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật BHXH được quy định như sau:
- Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
- Từ ngày 1/1/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động thì tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
- Phụ cấp lương;
- Các khoản bổ sung khác.
Căn cứ quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động và Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì:
Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, trên cơ sở đó rà soát, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thực hiện thủ tục ban hành theo quy định, làm căn cứ tiền lương, đóng BHXH đối với người lao động theo tiền lương mới quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?