Phụ huynh vào trường đánh học sinh thì bị xử lý như thế nào?

Mới đây, em tôi đi học thì bị phụ huynh của một học sinh trong lớp dụ ra nhà vệ sinh của trường đánh. Người đó dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu và đá vào người em tôi. Hậu quả là em tôi bị rách miệng và chấn thương. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp này sẽ bị xử lý như thế nào?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:  

Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 104 của Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Theo quy định này thì người đã đánh em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tỷ lệ thương tật của em bạn từ 11% trở lên;

- Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104.

Nếu chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính thì người đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự vì khoản 1 Điều 604 của Bộ luật Dân sự.

Việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được thực hiện theo quy định tại mục 1 Phần II của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Học sinh
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết lập hạ 2024 bắt đầu từ ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh được nghỉ hè năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 20 giờ một tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất xe đưa đón học sinh phải có còi báo động? Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe đưa đón học sinh năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh xin nghỉ học bao nhiêu buổi thì ở lại lớp? Kết quả rèn luyện năm học loại gì thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, học sinh vi phạm giao thông có bị gửi thông báo về nhà trường để xử lý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn khen thưởng danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp Trung ương năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu giấy khen học sinh giỏi thcs mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh giỏi cần bao nhiêu điểm? Cách tính điểm học sinh giỏi các cấp đơn giản nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xếp loại học lực cấp 2 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xếp loại học sinh THCS mới nhất năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Thư Viện Pháp Luật
263 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào