Hướng dẫn về tổng hợp nhu cầu kinh phí chi trả phụ cấp thu hút cho giáo viên
Theo Khoản 3 Điều 8 bản hợp nhất số: 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT quy định:
“ Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, nếu như các bạn thuộc đối tượng tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định nêu trên thì kinh phí sẽ được áp dụng theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số: 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 19/9/2013 của liên bộ gồm: Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số: 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn”.
Cụ thể như sau:
-. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
- Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh mức tiền lương cơ sở, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
* Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì:
- Các cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt và lập dự toán kinh phí cho đối tượng hưởng theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi Sở Tài chính;
- Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 2 trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 2 gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.
Riêng năm 2013, năm 2014, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 3 và tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi Bộ Tài chính thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung.
Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?