Điều kiện trở thành sĩ quan sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự?

Năm nay em mới chỉ học lớp 11 em có đam mê trở thành sĩ quan nhưng em không biết có phải thi gì hay không?. Mà thi là thi vào trường nào? Theo em được biết là khi hết thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể tiếp tục ở lại theo ước nguyện làm sĩ quan đúng không ạ? và cần phải có những điều kiện gì để được xét nguyện vọng?.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Bạn mong muốn trở thành sĩ quan quân đội, bạn có thể thi vào một trong các trường đào tạo thuộc quân đội sau:

- Trường Sĩ quan Lục quân (đào tạo sĩ quan chỉ huy phân đội binh chủng hợp thành),

- Học viện Chính tri Quân sự (đào tạo sĩ quan chính trị và cán bộ chính trị trung, sư đoàn),

- Học viện Hậu cần (đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội và cấp cao hơn),

- Học viện Khoa học quân sự (đào tạo cán bộ khoa học quân sự, sĩ quan khoa học quân sự),

- Học viện Quân y (đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ đa khoa cử tuyển, bác sĩ các tuyến cơ sở ngành y tế quân đội và dược sĩ Đại học cho ngành quân y),

- Học viện Hải quân (đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc Đại học),

- Học Viện Phòng không - Không quân (đào tạo sĩ quan lái máy bay, sĩ quan chỉ huy phân đội), …

- Nghị định số 18/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Điều 6. Đối tượng và điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp

1. Đối tượng xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ;

b) Công nhân, viên chức quốc phòng;

c) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

2. Điều kiện xét chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

a) Khi Quân đội nhân dân Việt Nam có nhu cầu;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tự nguyện;

c) Công nhân, viên chức quốc phòng có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, được huấn luyện quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng và tự nguyện;

d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan;

đ) Công dân có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngoài độ tuổi nhập ngũ quy định tại Điều 12 của Luật Nghĩa vụ quân sự, được động viên vào Quân đội.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xét chuyển chế độ, đăng ký phục vụ tại ngũ, phong, phiên quân hàm, giáng cấp quân hàm, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp; chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xếp lương, nâng lương và chế độ phụ cấp đặc thù cho quân nhân chuyên nghiệp”.

Như vậy, do bạn đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định vì đã qua đào tạo đại học nên bạn có thể phục vụ lâu dài trong quân ngũ theo hình thức xét tuyển hệ quân nhân chuyên nghiệp.

Ngoài ra, Thông tư 153/2007/TT-BQP Thi hành Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam xác định điều kiện chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp cụ thể như sau. Mục V, điểm 1. “Việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp.

a) Đối tượng và điều kiện xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ.

b) Thời gian thực hiện xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

- Hàng năm, việc xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, được tiến hành từ một đến hai đợt; thời điểm xét chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp hàng năm do Bộ Tổng tham mưu quy định.

- Học viên đang học tại các học viện, nhà trường trong Quân đội hoặc các nhà trường ngoài Quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, sau khi tốt nghiệp được xét chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp.

- Các đối tượng khác và những trường hợp đặc biệt, tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu quyết định.

2. Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp theo từng chức danh

a) Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm các chức danh: Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, phó trung đội trưởng và tương đương, nhân viên chuyên môn kỹ thuật sơ cấp thuộc các đơn vị từ trung đoàn và tương đương trở xuống là 06 năm hoặc cho đến 45 tuổi.

b) Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp giữ các chức vụ thuộc diện cán bộ quản lý, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trung cấp, cao cấp, nhân viên chuyên môn kỹ thuật được biên chế làm việc tại các đơn vị chuyên môn kỹ thuật từ trạm, xưởng, cơ quan sư đoàn và tương đương trở lên là 06 năm hoặc cho đến 50 tuổi.

c) Trong trường hợp đặc biệt có thể được xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại mục VI Thông tư này.

3. Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp và thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp

a) Trách nhiệm quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức:

+ Cá nhân nếu tình nguyện phục vụ tại ngũ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp thì phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo cấp trên.

+ Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét đơn đề nghị chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp của cá nhân thuộc quyền; tổng hợp bằng văn bản theo quy định, báo cáo cấp trên trực tiếp xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

+ Các đối tượng trước khi được chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp phải được học tập chính trị, huấn luyện quân sự; nội dung, chương trình học tập, huấn luyện do Bộ tổng Tham mưu quy định.

- Quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp:

+ Tổng Tham mưu trưởng: Quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương trung cấp, cao cấp; quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, cơ quan Bộ Quốc phòng; quyết định số lượng, danh sách cho đối tượng hưởng lương sơ cấp trong toàn quân.

+ Chỉ huy các đơn vị căn cứ Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về số lượng, danh sách để quyết định nhân sự cho đối tượng hưởng lương sơ cấp thuộc quyền quản lý.

+ Các đối tượng thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, quyền hạn chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp theo phân cấp quản lý cán bộ.

Trường hợp đặc biệt, nếu đơn vị không thể thực hiện Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng về việc chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp cho nhân sự thì phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Tổng Tham mưu để giải quyết.

Việc phong, phiên quân hàm, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp: Thực hiện theo Quyết định số 177/2004/QĐ-BQP ngày 30 tháng 12 năm 2004 và Quyết định số 96/2007/QĐ-BQP ngày 07 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Quyết định số 150/2005/QĐ-BQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quyền hạn nâng và hạ bậc, loại, ngạch lương; chuyển nhóm, ngạch lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng; phong, phiên và giáng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Việc tước lương, tước quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng.

b) Trách nhiệm quyền hạn của cá nhân, tổ chức về việc thực hiện thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp:

Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, có trách nhiệm thông báo cho quân nhân chuyên nghiệp (thuộc quyền quản lý) sắp hết thời hạn phục vụ tại ngũ biết trước 06 tháng so với ngày hết thời hạn, hướng giải quyết của đơn vị để quân nhân báo cáo nguyện vọng của mình.

- Quân nhân chuyên nghiệp sau khi nhận thông báo nêu trên, nếu có nguyện vọng tiếp tục phục vụ tại ngũ trong Quân đội thì trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo phải làm đơn gửi lên người chỉ huy trực tiếp xem xét, báo cáo lên cấp trên.

- Người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm xem xét, đề nghị bằng văn bản theo quy định lên cấp trên trực tiếp xem xét và đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính tiền trợ cấp xuất ngũ một lần đối với binh sĩ xuất ngũ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì được hưởng chế độ phụ cấp gì?
Hỏi đáp pháp luật
Xin việc làm đối với bộ đội xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết ưu tiên cho Quân nhân xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết việc làm và chế độ, chính sách cho bộ đội xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ mai táng phí đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 đã xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Sai thông tin trên giấy xuất ngũ, hưởng chế độ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ đối với sĩ quan, CNV quốc phòng phục viên, xuất ngũ
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời gian công tác đối vopwis thời gian tham gia quân đội xuất ngũ trước tháng 12/1993.
Hỏi đáp pháp luật
Tăng trợ cấp với quân nhân phục viên, xuất ngũ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ chính sách khi xuất ngũ
Thư Viện Pháp Luật
343 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ chính sách khi xuất ngũ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ chính sách khi xuất ngũ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào