Đang thi hành án treo có được chuyển nơi cư trú?

Bác tôi hiện đang bị thụ án treo do Tòa án phạt về tội gây rối trật tự công cộng. Nay, bác tôi muốn bán nhà và chuyển sang tỉnh khác sinh sống để thuận lợi cho cuộc sống và công việc của gia đình. Xin hỏi, bác tôi có thể chuyển nơi cư trú hay không? Bác tôi làm sao để rút ngắn thời gian thử thách của án treo?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Chuyển nơi cư trú

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú, các trường hợp dưới đây tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú:

1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó):

a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

2. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú.

Như vậy, với quy định nêu trên, để được chuyển nơi cư trú sang tỉnh khác thì bác bạn cần có văn bản đồng ý của tòa án đã ra quyết định áp dụng án treo cho bác bạn.

Trường hợp bạn được tòa án cho phép thay đổi nơi cư trú, thủ tục xin thay đổi (chuyển hộ khẩu) như sau:

Theo điều 21 Luật Cư trú năm 2006 về thủ tục đăng ký thường trú, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Rút ngắn thời gian thử thách của án treo

Việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo thực hiện theo Thông tư 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.

Nguyên tắc rút ngắn thời gian thử thách của án treo

1. Tuân thủ quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo.

4. Khuyến khích người được hưởng án treo tự giác phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án và nghĩa vụ của người được hưởng án treo.

Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo

1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau:

a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;

c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

2. Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu sau đó có tiến bộ mới thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo

1. Khi người được hưởng án treo có đủ điều kiện được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; Thủ trưởng đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo.

2. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện lãnh đạo Công an, Mặt trận tổ quốc, Tư pháp cấp xã, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của đơn vị quân đội do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị quân đội chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện các tổ chức đoàn thể trong đơn vị quân đội, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

3. Hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội gồm có:

a) Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai trở đi thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo;

b) Văn bản đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo (trong đó phải ghi rõ họ, tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách);

c) Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công (nếu người được hưởng án treo đã được khen thưởng hoặc lập công);

d) Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật (nếu người được hưởng án treo bị mắc bệnh hiểm nghèo);

đ) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đơn đề nghị);

e) Bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (nếu đã được rút ngắn thời gian thử thách của án treo).

4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án hình sự, văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án và chuyển hồ sơ, văn bản đề nghị cho Tòa án cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét, quyết định. Đồng thời sao gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo.

Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nội dung sau: Căn cứ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách.

Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

Thi hành án treo
Hỏi đáp mới nhất về Thi hành án treo
Hỏi đáp pháp luật
Có được chuyển nhà khi đang thi hành án treo?
Hỏi đáp pháp luật
Đang thi hành án treo có được chuyển nơi cư trú?
Hỏi đáp pháp luật
Thi hành án treo và rút ngắn thời gian thử thách
Hỏi đáp pháp luật
Đang thi hành án treo sử dụng ma túy có bị tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng ma túy khi đang thi hành án treo có bị phạt tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Đang thi hành án treo có được chuyển nơi cư trú
Hỏi đáp pháp luật
Công tác kiểm sát việc thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Người thi hành án treo có phải đóng phí cho UBND cấp xã giám sát?
Hỏi đáp pháp luật
Đang thi hành án treo mà sử dụng ma túy có bị đi tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Công chức đang thi hành án treo có được nâng lương định kỳ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi hành án treo
Thư Viện Pháp Luật
516 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi hành án treo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi hành án treo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào