Trường hợp đủ tuổi hưu nhưng không đủ thời gian đóng BHXH
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Trường Trung cấp Công đoàn, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh một số nội dung liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đối với người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng không đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 36 của Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động (HĐLĐ) chấm dứt khi người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
Vì vậy, khi người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH thì không thuộc trường hợp đương nhiên chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 36 nêu trên.
Người sử dụng lao động chỉ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.
Do đó, trường hợp người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH theo khoản 1 nêu trên không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 166 của Bộ luật Lao động, người lao động cao tuổi tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ Luật này.
Điều 6 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, khi người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết hợp đồng mới.
Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ.
Phải thông báo kết quả thử việc bằng văn bản cho người lao động
Theo quy định tại khoản 1, Điều 29 của Bộ luật Lao động thì khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ với người lao động.
Điều 7, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử, trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay HĐLĐ với người lao động.
Các quy định nêu trên chỉ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thông báo văn bản trước khi kết thúc thời gian thử việc và khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay HĐLĐ với người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động trước 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm việc có thời gian thử việc theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ Luật lao động là vi phạm quy định của Nhà nước và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lao động.
TheoCổng thông tin Điện tử Chính phủ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?