Giải quyết tranh chấp tài sản khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu có xảy ra tranh chấp về tài sản thì việc xử lý tài sản tranh chấp được thực hiện như sau:
Đối với tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
+ Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét, tiến hành phần tác phần tài sản đang có tranh chấp với tài sản không có tranh chấp của doanh nghiệp. Đối với phần tài sản có tranh chấp, thì không tiến hành giải quyết với thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà tách ra để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
+ Khi tiến hành tách tài sản đang tranh chấp thành một vụ án khác thì phải được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2014 như sau:
“1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ uant hi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.”
+ Sau khi có quyết định, bản án có liệu lực của Tòa án nhân dân có thẩm quyền về giải quyết phần tài sản có tranh chấp đã được tách riêng nói trên, thì Tòa án nhân dân đang tiến hành xử lý phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
+ Nếu trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản được nhập vào tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Nếu đã có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó
Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.
Đối với tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
Sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, mà việc thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định đó có tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét lại, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị thì Tòa án nhân dân xem xét và có thể ra các quyết định sau:
+ Không chấp nhận đề nghị xem xét lại, việc không chấp nhận phải được thanh lập văn bản trả lời cho người có đơn yêu cầu. Nếu người nộp đơn không đồng ý với văn bản không chấp nhận đề nghị của Tòa án có thẩm quyền thì có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. thủ tục kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được quy định tại Điều 111, Điều 112, Điều 113 Luật Phá sản 2014.
+ Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định pháp luật
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?